Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Băng keo cá nhân là vật dụng thân thuộc với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số người còn e ngại khi sử dụng bới tháo chúng ra gây đau đớn, khó chịu. Dưới đây chính là cách tháo băng keo cá nhân không đau, an toàn nhất.
Băng keo cá nhân với rất nhiều công dụng nổi bật, như: Cầm máu, bảo vệ vết thương tránh nhiễm khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương. Do đó, chúng đã trở thành vật dụng không thể thiếu đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tháo băng keo cá nhân không đau. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Có nhiều tài liệu hiện nay cho rằng băng keo cá nhân được chính thức đưa vào sản xuất vào năm 1942, thậm chí sớm hơn, vào năm 1938. Loại băng vết thương được dùng khi đó là băng gạc có kèm theo một viên đá để tăng áp lực lên vết thương. Từ đó làm tăng hiệu quả cầm máu.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng băng keo cá nhân thực sự được phát triển hoàn chỉnh vào năm 1921 khi Earle Dickson người đã mua Johnson and Johnson phát minh ra thiết kế băng keo cá nhân bằng cách thêm một miếng băng gạc vào trong thuốc cao dán.
Khi bị thương chắc hẳn việc đầu tiên mà bạn nghĩ tớ chính là sử dụng băng keo cá nhân. Tuy nhiên, không phải vết thương nào cũng có thể làm như vậy. Bạn chỉ nên dùng băng dán cá nhân cho những vết thương nhỏ, xước ngoài da. Nếu như miệng vết thương quá sâu, chảy máu nhiều thì cần phải thực hiện các phương pháp cầm máu khác hiệu quả hơn.
Những vết thương do côn trùng cũng không nên dùng băng dán lại bởi nó có thể làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Dùng băng keo cá nhân với những vết thương nhỏ ngoài da
Ngâm băng cá nhân trong nước một thời gian. Bạn có thể ngâm phần bị thương có dán băng vào trong một chậu nước hoặc xả dưới vòi hoa sen. Bên cạnh đó là có thể chỉ cần đắp gạc ướt (chẳng hạn như là một mảnh vải sạch có nhúng nước ấm) đặt lên miếng băng cá nhân và chờ một thời gian cho nước ngấm qua.
Dùng dầu hoặc là xà phòng để làm yếu đi độ kết dính của keo cũng như bôi trơn. Một số sản phẩm được nhiều người tin dùng hiện nay là: Dầu ô liu, sáp dầu (hay kem Vaseline), dầu gội em bé, dầu thoa em bé đều đem lại tác dụng tương tự. Dùng một miếng bông gòn, tăm bông có tẩm dầu để thoa vào phần keo dính của miếng băng cá nhân.
Thoa như vậy cho đến khi các sản phẩm này thấm đẫm mặt băng. Thử bóc một góc của miếng băng xem keo đã bớt dính chưa. Nếu như chưa, bạn có thể tiếp tục xoa dầu hoặc xà phòng.
Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên, nếu thấy có vẻ đã bớt dính, bạn hãy bóc nốt phần còn lại của miếng băng một cách nhanh gọn nhất. Sau đó, dùng tay kia ấn nhẹ lên vùng da xung quanh nếu cần thiết để giảm bớt cảm giác đau đớn.
Một mẹo nhỏ để bóc băng cá nhân cho trẻ em chính là pha màu thực phẩm vào dầu em bé để giảm thiểu cảm giác lo sợ, giúp trẻ hứng thú hơn.
Ngâm băng cá nhân vào xà phòng để dễ tháo hơn
Thay vì việc cứ giật thật mạnh miếng băng, bạn có thể áp dụng những phương pháp làm yếu keo dính như đã mô tả ở bước trên. Tuy nhiên khi bóc một góc băng lên, hãy bôi thêm một chút lotion dưỡng ẩm vào điểm tiếp xúc giữa da với băng keo rồi từ từ bóc ra.
Bôi lotion vào điểm tiếp xúc giúp tháo băng keo dễ hơn
Bạn cũng có thể dùng cồn để giúp việc tháo băng cá nhân dễ dàng hơn. Dù chậm, nhưng chắc chắn phần keo sẽ tan dần, và toàn bộ lượng keo còn lại thừa trên da cũng sẽ được làm sạch với lượng tăm bông/bông gòn tẩm cồn.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có các sản phẩm tẩy keo dính được quảng cáo là hoàn toàn có thể dùng để bóc băng cá nhân dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm ở những cửa hàng bán dụng cụ phẫu thuật nếu hiệu thuốc không có.
Một trong những trường hợp nguy hiểm hơn khi tháo băng cá nhân không phải là keo dính mà là các loại máu khô hay vảy da bị kéo ra theo cùng với miếng băng. Sau đó khiến cho vết thương bị mở miệng lại. Do đó, bước xử lý vết thương trước khi dán băng keo có thể giúp hạn chế được tình trạng này.
Cầm máu trên các vết thương nhỏ hoặc vết trầy xước bằng cách ép khăn giấy, gạc, hoặc vải sạch,... lên vết thương. Ép nhẹ như vậy trong tối đa 15 phút cho đến khi máu ngừng chảy. Tìm đến sự chăm sóc y tế nếu như vết cắt quá lớn, vết thương bẩn hoặc là vết thương chảy máu không ngừng. Rửa lại da bằng nước sạch, sau đó nhẹ nhàng rửa qua vết thương với nước và xà phòng dịu nhẹ. Sau đó thấm khô bằng khăn sạch.
Cạo lông gần phần vết thương nếu cần thiết. Đối với những vùng da có nhiều lông cánh tay hoặc chân, thậm chí là ngực, lưng (nam giới). Để tránh tình trạng băng keo dính vào lông gây ra khó khăn khi tháo ra. Lưu ý nên xông hơi qua với nước ấm để khiến lỗ chân lông giãn nở, sau đó dùng dao cạo mới, sạch. Tuy nhiên chú ý không được cạo lên vết thương.
Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý trước khi băng
Thuốc mỡ, sáp dầu,... có tác dụng giữ ẩm và bôi trơn. Thoa một lượng nhỏ chúng lên vùng xung quanh vết thương để khi tháo băng keo dễ dàng hơn.
Chọn loại băng với kích thước đủ rộng để phần đệm (không dính) có thể che phủ toàn bộ vết thương. Khi bóc phần giấy bảo vệ, cố gắng không chạm vào miếng đệm này để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Đặc biệt khi tiến hành quấn băng cá nhân quanh ngón tay (hoặc là cánh tay, chân), bạn nhớ quấn đủ chặt để có thể giữ cố định băng. Từ đó giúp cho miếng đệm sát vào vết thương, tuy nhiên cũng không nên quấn quá chặt dẫn đến cản trở máu lưu thông, cách nhận biết là các đầu ngón tay bị tê hoặc tím tái.
Giữ băng cá nhân như vậy để cầm máu tốt hơn. Chú ý, thay băng mới sau khoảng 5 tiếng hoặc khi bị ướt, bẩn để tránh tích tụ vi khuẩn lên vết thương.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo sản phẩm gạc mỡ chống dính UrgoTul, đây là sản phẩm dùng băng các vết thương cấp tính và mạn tính, không dính lên vết thương tránh tình trạng đau khi thay băng.
Quấn băng keo chặt quanh ngón tay để cố định
Trên đây chính là những hướng dẫn cách tháo băng keo cá nhân không đau của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng sản phẩm này.
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.