Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Băng cá nhân là vật dụng luôn được mọi người mang theo bên mình để phòng trường hợp bị trầy xước hay đứt tay nhẹ,... Tuy quen thuộc là thế, nhưng đến nay vẫn có không ít bạn chưa biết cách dán băng cá nhân đúng cách. Cùng tìm hiểu để dán băng cá nhân đúng hơn nhé!
Trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày rất khó tránh khỏi những trầy xước và vết thương nhỏ. Đặc biệt là đối với những gia đình có trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường hay hiếu động và vui chơi cả ngày dẫn đến bị ngã, bị va chạm vào chỗ này chỗ kia gây thương tích. Việc đơn giản và hiệu quả để xử lý mà mọi người thường làm đó là dán băng cá nhân. Tuy nhiên có ít người vẫn chưa biết đến cách dán băng cá nhân đúng, cũng như tháo băng như thế nào để đỡ đau. Cùng nhà thuốc Long Châu chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây nhé!
Khi sử dụng băng cá nhân, hầu hết các bạn đều sẽ chỉ quấn vòng tròn xung quanh vết thương và rồi dán lại. Nghe thì có vẻ hợp lý, tuy nhiên điều đó không hề đúng đâu nha. Cách dán băng kiểu này sẽ làm cho băng rất dễ tuột đó!
Cách thực hiện dán băng đúng như sau: Đầu tiên, bạn hãy cắt một đường ở chính giữa của hai đầu băng (không cắt phạm vào phần bông) rồi đặt phần bông lên vị trí vết thương như cách dán thông thường nhé. Sau đó, bạn dán chéo phần đầu của băng lại.
Khi dán như thế này thì đảm bảo là rất chắc chắn và không lo băng dễ bị tuột nhé! Tuy nhiên, việc dán băng cá nhân không áp dụng được với những người mắc bệnh ưa chảy máu, nếu bạn là một trong những trường hợp đó thì dù vết thương không quá lớn cũng nên đến bệnh viện ngay lập tức mà không được tự ý xử lý chẳng hạn như dán băng cá nhân.
Mọi người thường nghĩ khá đơn giản rằng, khi bị thương thì chỉ cần dán băng cá nhân lên miệng của vết thương là ổn rồi, nhưng bạn nên biết việc bảo vệ vết thương cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân chúng ta. Miệng vết thương nhỏ và không đáng lo thì không sao, nhưng nếu miệng vết thương to và sâu mà bạn cứ dán băng cá nhân bừa bãi thì rất có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng đấy.
Việc đầu tiên trước khi bạn bắt đầu dán băng cá nhân, đó là làm sạch vết thương để xem có điểm gì khác thường không, chẳng hạn như có vật gì dính vào không? Hoặc miệng vết thương nông, sâu như thế nào? Lưu ý là nên hạn chế tối đa trường hợp khi đã dán vào xong lại phải tháo ra vì khó chịu do nhiễm trùng, bụi bẩn hoặc do bất kỳ vật gì đó gây ra.
Khi dán băng, bạn cũng không nên dán và siết quá chặt, bởi làm như thế thì máu sẽ không lưu thông được xuống phần bị thương. Đây là lưu ý cho các vết thương thường rơi vào các chi. Nhưng cũng không nên dán quá lỏng, điều đó sẽ làm cho vết thương của bạn bị nặng hơn và không cầm máu được.
Băng keo cá nhân cũng có hạn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì thế, bạn không nên dùng quá lâu, nếu vết thương khó cầm máu, thì sau tầm 5 tiếng bạn nên thay lại cái băng cá nhân khác. Còn đối với miệng vết thương nhẹ hơn, thì bạn nên tháo ra và để cho miệng vết thương tự khô.
Đặc biệt, tránh tuyệt đối việc để miệng vết thương dính vào nước sẽ rất dễ gây nhiễm trùng, viêm da do tiếp xúc. Nếu như dính phải nước, bạn cần thay băng khác ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng việc dùng băng keo cá nhân nhiều khi bị thương. Chúng tôi biết rằng nó có thể ngăn cản bụi bẩn dính vào vết thương và giúp cầm máu lại. Nhưng nó cũng có tác hại riêng, đó là giảm sự tiếp xúc giữa vết thương với không khí, đã có trường hợp gây hoại tử khi sử dụng băng cá nhân trong một thời gian dài.
Cách 1: Thấm muối sinh lý vào miếng dán băng cá nhân đang nằm trên miệng vết thương. Cách này sẽ giúp miếng băng dán trở nên mềm mại hơn, dễ tháo và khi tháo bớt đau nhiều hơn.
Cách 2: Đó là thấm một ít dầu mù u vào băng dán cá nhân trước khi bạn dán vào vết thương. Dầu mù u có tác dụng không chỉ giúp băng không dính vào vết thương mà nó còn giúp kháng khuẩn rất hiệu quả đấy.
Cách 3: Nhỏ một vài giọt dầu để giúp loại bỏ keo dính ra khỏi da. Chẳng hạn như dầu oliu, dầu thực vật, dầu hạt hướng dương hay dầu dừa... Để có kết quả tốt hơn, bạn có thể dùng thêm khăn mềm hay bông gòn và chà nhẹ lên vùng da dính keo. Để dầu thấm trong 1 - 2 phút trước khi dùng khăn mềm chà nhẹ. Lặp lại vài lần như thế là keo sẽ bong hết ra thôi.
Lưu ý: Không nên sử dụng dung dịch có chứa chất tẩy rửa để tháo gỡ vết thương, chẳng hạn như xăng, cồn và nước rửa móng. Bởi những dung dịch như thế này sẽ khiến vết thương bị khô, gây kích ứng, dị ứng da đặc biệt là với vùng da mỏng như da mặt.
Bài viết trên đây là một số thông tin liên quan đến cách dán băng cá nhân đúng chuẩn, cũng như mẹo tháo băng cá nhân không bị đau mà mọi người nên biết. Hy vọng những chia sẻ nho nhỏ mỗi ngày của nhà thuốc Long Châu chúng tôi có thể giúp cho cuộc sống của bạn thuận lợi và vui vẻ hơn nhé!
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.