Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phải làm sao khi băng gạc bị dính vào vết thương ?

Ngày 30/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Băng gạc dính vào vết thương là tình trạng thường xuyên gặp phải ở nhiều người. Vậy thì băng gạc dính vào vết thương phải làm sao, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Băng bó là một trong những bước quan trọng cần làm khi giải quyết vết thương. Tuy nhiên, vì một ngoài nguyên do mà băng gạc dính vào vết thương gây ra nhiều nguy hiểm. Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này như nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Nguyên nhân dẫn đến băng gạc dính vào vết thương

Trong cuộc sống hằng ngày chắc chắn sẽ không tránh khỏi những vết thương không đáng có và trong những trường hợp đó thì hầu hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng băng gạc. Tuy nhiên, như vậy là hoàn toàn sai. Trước hết, cần sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để sát khuẩn sau đó dùng các loại băng gạc để cố định và giữ sạch vết thương, tránh nhiễm trùng.

Việc sử dụng băng gạc lại các vết thương hở là vô cùng cần thiết khi băng bó vết thương, rất nhiều trường hợp băng gạc dính vào vết thương, gây chảy máu, lâu lành. Khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt.

Vậy thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Có thể là do quá trình băng bó chưa khéo léo dẫn đến cuốn băng gạc sai làm cho băng dính vào vết thương.  Bên cạnh đó, khi vết thương chuyển lành, các thành phần dịch máu hoặc mủ thấm vào băng y tế rồi khô lại, lúc này sẽ vô tình gây ra kết dính với băng gạc. 

Nếu như để băng gạc dính quá lâu mà không nhanh chóng tiến hành vệ sinh lại và thay băng gạc mới, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng, lâu lành và thậm chí là có thể để lại sẹo, do đó, cần lập tức xử lý. 

Băng gạc bị dính vào vết thương phải làm sao? 1

Băng gạc dính vào vết thương có thể do quá trình băng bó không cẩn thận 

Những trường hợp băng gạc dính vào vết thương thường gặp và cách giải quyết

Các loại băng gạc thường dính vào vết thương

Đây là trường hợp hay gặp đối với vết thương lớn. Khi vết thương bắt đầu lành, dịch tiết như máu và mủ thấm vào băng gạc rồi dần khô lại. Khi tháo gỡ để thay băng có thể gặp phải tình trạng băng gạc dính vào vết thương. Lúc này, nếu như không xử lý khéo léo, việc tháo băng gạc sẽ dễ khiến cho lớp da khô bong tróc gây chảy máu. Nguy hiểm hơn là có thể làm vết thương trầm trọng, trở nặng, lâu lành hơn. 

Cách xử lý trong trường hợp này là bạn hãy bình tĩnh, tránh nóng vội. Bởi như vậy có thể gây khó khăn, đau đớn trong việc tháo băng. Thậm chí là khiến vết thương chảy máu trở lại và để lại sẹo lâu lành. 

Điều cần làm là nên tìm đến các hiệu thuốc để mua một lọ nước muối sinh lý. Sau đó từ từ nhỏ nước muối lên gạc đến khi ướt đều hết các bề mặt của gạc. Sau khoảng 3 - 5 phút gạc sẽ tự rời ra hoặc là gạc trở nên mềm hơn. Bạn có thể nhẹ nhàng dùng tay để tách rời dần lớp gạc ra khỏi vết thương. Như vậy là đã có thể giải quyết được tình trạng băng gạc dính chặt vào vết thương.

Băng gạc bị dính vào vết thương phải làm sao? 2

Băng gạc y tế thường sử dụng

Băng dính y tế (băng dính vải y tế) dính vào vết thương

Băng dính y tế là sản phẩm được dùng để cố định miếng gạc, do đó việc gỡ chúng khi gắn chặt vào vết thương sẽ khó và đau hơn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do các thao tác sơ cứu vụng về.

Do đó, lúc này bạn cần kiên nhẫn từ từ tách lớp băng dính vải ra từng chút một. Trường hợp rất này rất dễ gây đau và chảy máu, do đó cần từ từ và nhẹ nhàng để cảm thấy dễ chịu hơn. 

Băng gạc bị dính vào vết thương phải làm sao? 3

Băng dính y tế dính vào vết thương sẽ đau và khó gỡ ra hơn 

Cách hạn chế tình trạng băng gạc dính vào vết thương

Khâu sơ cứu và vệ sinh trước khi gạc

Đây không chỉ là một bước vô cùng quan trọng giúp tránh bớt tình trạng vết thương chưa đạt điều kiện vô trùng đã được băng lại gây ra mưng mủ về sau mà còn ngăn chặn được khả năng băng gạc dính vào vết thương.

Cụ thể, ngay sau khi bị trầy xước, hãy nhanh chóng tiến hành các phương pháp cầm máu, sau đó dùng nước muối sinh lý hoặc là thoa povidine để sát khuẩn vết thương. Cần đảm bảo vết thương đã khô và vô trùng trước khi sử dụng các loại băng gạc hoặc là băng dính y tế. 

Bên cạnh đó cũng cần lựa chọn băng gạc y tế không dính để thấm bớt dịch vết thương. Sử dụng loại băng gạc không dính như gạc lưới vô trùng chống dính UrgoTul làm bằng chất liệu sợi cotton để đắp lên vết thương sẽ giúp thấm hút máu và dịch tiết. Bên cạnh đó, nhờ việc sử dụng các loại băng gạc không dính này, chúng ta có thể hạn chế được tình trạng băng gạc dính vào vết thương rất hiệu quả. 

Băng gạc bị dính vào vết thương phải làm sao? 4

Vệ sinh vết thương trước khi băng bó có thể giúp tránh tình trạng dính 

Cẩn thận hơn trong lúc cuốn băng 

Giữ cho miếng băng gạc ở đúng vị trí vết thương rồi dùng băng dính y tế cuốn quanh để cố định miếng gạc. Bạn cần chú ý cầm chặt tay, cuốn khéo léo sao cho phần bông băng không bị xê dịch ra khỏi vết thương. Tuy nhiên cũng không nên làm quá chặt, bởi dễ gây hầm bí, lở loét da.

Thao tác thực hiện cũng nên thật chậm rãi, chắc chắn. Bởi nếu lúng túng, tháo ra, dán lại nhiều lần sẽ khiến băng dính mất khả năng bám dính,cố định băng gạc, bên cạnh đó là khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhiều hơn. Đồng thời, tình trạng băng dính vải y tế dính vào vết thương có thể khiến cho việc sơ cứu trở nên khó khăn, gây đau xót hoặc là chảy máu khi tháo ra. 

Kiểm tra vết thương thường xuyên sau khi băng

Việc thay băng vết thương cần đúng theo lời khuyên của các bác sĩ để quá trình hồi phục nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, để thay băng mới, trước tiên hãy nhờ những người có chuyên môn hoặc là nếu tự thay băng tại nhà cần tuân thủ những điều sau đây:

  • Đảm bảo đã rửa tay sạch tay hoặc là đeo bao tay y tế nếu cần.
  • Sau khi tháo lớp băng cũ ra thì cần lập tức sát trùng lại vết thương để tránh nhiễm khuẩn.
  • Kiểm tra lại bề mặt vết thương xem đã có dấu hiệu liền chưa, xem những vùng xung quanh có dấu hiệu sưng đỏ hay mưng mủ gì không.
  • Cuốn băng gạc mới theo đúng hướng dẫn.

Băng gạc bị dính vào vết thương phải làm sao? 5

Cuốn băng gạc mới cẩn thận 

Băng gạc dính vào vết thương có thể gây ra cảm giác đau đớn, thậm chí là chảy máu, tạo điều kiện nhiễm trùng, để lại sẹo. Do đó, cần lưu ý những điều chúng tôi đã trình bày ở trên để hạn chế cũng như biết cách giải quyết khi gặp phải tình trạng này nhé!

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm