Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dị ứng băng dính y tế biểu hiện như thế nào và cách khắc phục

Ngày 29/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dị ứng băng dính y tế là tình trạng da có các vết mẩn đỏ, lằn ngứa trong quá trình sử dụng băng dính y tế. Băng dính y tế ngoài việc dùng để xử lý vết thương thì còn giúp điều chỉnh lượng nước đưa vào cơ thể trong quá trình truyền máu hoặc truyền nước. Một số trường hợp bị dị ứng băng dính y tế dẫn đến viêm da tiếp xúc, tham khảo bài viết sau để có phương án xử lý.

Băng dính y tế có lẽ là một vật dụng không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Sản phẩm không chỉ giúp cầm máu vết thương mà còn hỗ trợ cho việc cố định vị trí truyền nước, truyền máu. Tuy nhiên, một số người khi sử dụng băng keo cá nhân thì vùng da có hiện tượng ngứa rát. Điều này gây ra nhiều sự bất tiện và ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên bề mặt da. 

Tình trạng này được gọi là dị ứng băng dính y tế. Vậy có cách xử lý nào hỗ trợ điều trị nhanh chóng không? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Băng dính y tế là gì?

Băng dính y tế hay còn gọi là vật tư y tế thiết yếu dùng trong các bệnh viện, phòng khám, sản phẩm được sử dụng kết hợp với băng gạc giúp bảo vệ vết thương. Băng dính y tế được thiết kế chống nước với đa dạng mẫu mã như: Băng dính cuộn vải lụa, băng dính giấy y tế, băng dính trong suốt. 

Băng dính y tế ugo tana

Băng dính y tế Ugo tana

Sản phẩm được sử dụng để bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn cũng như cố định băng gạc trong khi phẫu thuật. Ngoài ra, người ta dùng băng dính y tế để cố định kim tiêm khi truyền dịch, truyền nước. 

Băng keo y tế có cấu tạo lớp ngoài bằng giấy hoặc vải, bên trong là keo acrylic an toàn. Băng dính y tế rất an toàn cho da, chống kích ứng và một số loại khác có lớp sát khuẩn giúp hỗ trợ vết thương nhanh lành hơn.

Ứng dụng của băng dính y tế trong thực tế

Băng dính y tế có vai trò rất quan trọng với ngành y, vì nhiều trường hợp chữa trị cần sử dụng loại băng dính này. Băng dính y tế dùng với băng gạc, bông để hỗ trợ cho việc cầm máu ở các vết thương. Tránh tác động của các loại bụi bẩn và vi khuẩn có thể xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng da.

Băng dính bằng vải còn được dùng để điều chỉnh lượng thuốc sẽ đưa vào cơ thể. Cụ thể, trong quá trình truyền nước hoặc truyền máu, bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc vào cơ thể người bệnh nhanh hoặc chậm thông qua băng dính này ngay khi cố định mũi kim. Băng dính y tế chuyên dụng sẽ được cố định băng gạc tại vị trí của vết thương sau khi mổ.

Hình thực tế dị ứng băng dính y tế

Hình thực tế dị ứng băng dính y tế

Biểu hiện của bị dị ứng băng dính y tế như thế nào?

Bên cạnh những công dụng cơ bản mà băng dính y tế mang lại thì những mẫu băng dính y tế vẫn tồn tại những nguy cơ gây dị ứng cho da. Điều này khiến bạn cảm thấy hoang mang khi gặp tình trạng này và chưa biết xử lý như thế nào. 

Da của chúng ta khá nhạy cảm, đặc biệt ở các vùng da tổn thương thì mức nhạy cảm sẽ càng tăng lên. Chúng ta có thể quan sát được điều này qua các biểu hiện của người bị dị ứng băng dính y tế. Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu hiện tượng dị ứng băng dính y tế là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc. Cụ thể, khi bị dị ứng băng dính y tế, các dấu hiệu nhận biết có thể thấy:

  • Vùng da bị dị ứng có hình giống như băng dính y tế mà chúng ta đã sử dụng, nhưng vùng này có giới hạn rất rõ.
  • Xuất hiện mụn nước, nếu mụn nước bị vỡ ra có thể khiến da bị ngứa rát, vùng da tổn thương lan rộng ra các vùng da lân cận.
  • Có cảm giác sưng ngứa ở vùng da dị ứng, biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi tối, khi thời tiết vào đông khô.

Tình trạng viêm da tiếp xúc

Tình trạng viêm da tiếp xúc

Những biểu hiện này tuy không nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bị dị ứng thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Đồng thời, các biểu hiện sẽ có thể lan rộng nếu chúng ta không thực hiện những biện pháp điều trị.

Cách xử lý khi dị ứng với băng dính y tế

Những biểu hiện dị ứng với băng dính y tế tuy không thực sự nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và gây ra cảm giác khó chịu với người bệnh. Vì thế, bạn nên tìm cách xử lý ngay khi xuất hiện các triệu chứng này bằng cách áp dụng các bước sau đây:

Vệ sinh, khử trùng da sạch sẽ

Việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là ngừng sử dụng loại băng dính y tế đã gây ra tình trạng dị ứng. Nếu sử dụng băng dính y tế gây dị ứng, bạn có thể áp dụng các biện pháp an toàn hơn. Ví dụ: Lấy một miếng băng mới ép lên vết thương, sau đó cố định bằng gạc phụ. Cách tốt nhất là bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ và những người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể và đảm bảo an toàn hơn.

Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc giúp giảm các triệu chứng ngứa, sát trùng và đảm bảo cho da luôn sạch sẽ. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể sử dụng:

Thuốc Cetirizin trị dị ứng, mẩn ngứa

Thuốc Cetirizin trị dị ứng, mẩn ngứa

  • Thuốc uống Cetirizin trị dị ứng, mẩn ngứa.
  • Thuốc kháng histamin cải thiện tình trạng dị ứng và ngứa da.
  • Dùng dung dịch Milian hoặc thuốc tím pha loãng giúp cho việc vệ sinh da hiệu quả, hạn chế nhiễm khuẩn, ngứa da.
  • Tránh bôi các loại bột khác sinh như Tetracyclin và Penicillin vào vùng da bị chảy nước hoặc ngứa.

Lưu ý: Sử dụng thuốc trị dị ứng băng dính y tế cần phải tuân thủ theo những gì bác sĩ đã kê đơn, tuyệt đối không tự mua hoặc thay đổi liều lượng thuốc. Da của chúng ta rất nhạy cảm nên sử dụng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ không lường trước được.

Chăm sóc sức khỏe

Lúc này, tình trạng cơ thể đang khá nhạy cảm, vì thế, bạn cần chăm sóc và giữ gìn sức khỏe thật tốt. Chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp để có đề kháng tốt nhất, vết thương cũng nhanh lành hơn. Cần bổ sung nhiều rau xanh và vitamin để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho da.

Trong khẩu phần ăn nên hạn chế thực phẩm cay nóng có hải sản, dầu mỡ. Đồng thời, tăng cường uống nước để thải chất độc hiệu quả hơn. 

Bổ sung nhiều rau xanh giúp giải độc, nhanh lành da

Bổ sung nhiều rau xanh giúp giải độc, nhanh lành da

Sau khi thực hiện các phương pháp này, trong vòng 3 ngày đầu, các dấu hiệu sẽ bắt đầu thuyên giảm. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn, bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về dị ứng băng dính y tế và các biện pháp xử lý khi bạn không may bị dị ứng với sản phẩm này. Nhà thuốc Long Châu hy vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều kiến thức điều trị hữu ích. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm