Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh được hình thành chủ yếu do một loại nấm men có tên khoa học là Candida. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu chúng tôi tìm hiểu về cách trị dứt điểm nấm miệng ở trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh thường sẽ như: Xuất hiện những mảng trắng trên bề mặt lưỡi, niêm mạc miệng, nướu và hai bên mép... Trong trường hợp, trẻ vệ sinh răng miệng không đảm bảo, loại nấm này sinh sôi rất nhanh và gây bệnh ở trẻ, làm cho trẻ khó chịu, chán ăn, bỏ bú và quấy khóc. Những dấu hiệu ban đầu thường xuất hiện với những chấm trắng nhỏ trên đầu lưỡi. Nếu các mẹ bỏ qua không điều trị, tiếp sau đó sẽ lan rộng thành mảng trắng to hơn trên mặt lưỡi.
Những mảng màu trắng kem này mọc trên lưỡi thậm chí có thể chuyển sang màu vàng nâu xâm chiếm vùng niêm mạc họng lan nhanh xuống thanh quản, hiếm hơn có thể lan xuống phổi gây nguy hiểm cho hệ thống hô hấp, hệ tiêu hóa và lan xuống dạ dày gây tiêu chảy… Đặc biệt, những mảng nấm này nếu cố gắng cạo hoặc bóc ra, rất có thế sẽ làm trẻ sẽ đau, nhiễm trùng và thậm chí chảy máu.
Các chuyên gia răng miệng cho rằng, bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh rất thường gặp, do đó bệnh thường không quá nguy hiểm nếu như phụ huynh biết cách nhận dạng và xử lý đúng cách. Biện pháp điều trị đầu tiên ba mẹ cần làm là vệ sinh miệng cho trẻ sạch sẽ sau mỗi cữ bú tại chỗ bằng thuốc kháng nấm được bác sĩ kê toa, đúng cách và đúng liều lượng sử dụng. Hơn thế nữa, do nấm phát triển rất mạnh mẽ, nấm miệng là bệnh rất dễ tái phát, thậm chí có thể tái đi tái lại nhiều lần làm cho bé và mẹ mệt mỏi.
Một điều quan trọng là sử dụng loại thuốc kháng nấm, ba mẹ nên được sự tư vấn từ bác sĩ, không nên tự mua thuốc trị nấm về sau đó bôi lên miệng bé. Một số trường hợp, sử dụng thuốc kháng nấm sai cách có thể khiến trẻ sơ sinh dễ bị ngộ độc, các vết loét có thể nặng nề hơn và bệnh sẽ khó điều trị dứt điểm hơn sau này.
Không những thế, theo kinh nghiệm khám chữa bệnh của các chuyên gia, các ba mẹ do quá nôn nóng, có thể lạm dụng nước muối sinh lý, vừa lau, vừa cạo những mảng trắng trên, khiến lưỡi của trẻ sơ sinh không chỉ đau đớn mà còn bị tổn thương nặng nề. Bên cạnh đó, việc sử dụng mật ong sai cách với mục đích đánh tưa lưỡi cho trẻ, làm sạch miệng bé… một số trường hợp có thể gây bỏng lưỡi, ngộ độc vì mật ong có tính nóng và độc tính cao, không phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Quá trình đánh tưa lưỡi và miệng của trẻ sơ sinh khi bị nấm cần thực hiện đúng cách, nhằm không gây tổn thương vùng niêm mạc miệng đang rất nhạy cảm do nấm. Tuy nhiên, vệ sinh miệng lúc này có thể kích thích trẻ sơ sinh gây nôn trớ. Việc chọn thời điểm vệ sinh miệng tốt nhất là lúc trẻ đói. Khi được bác sĩ kê đơn thuốc rơ lưỡi có thành phần kháng nấm, dưới đây là cách thực hiện đúng mà ba mẹ có thể tham khảo:
Đa số cách trị dứt điểm nấm miệng ở trẻ sơ sinh là chỉ cần dùng thuốc điều trị bôi tại chỗ hoặc rơ lưỡi và kết hợp với cách thực hiện trên. Tuy nhiên, đối với một số trẻ bị nấm miệng thể nặng, bệnh lan sang vú mẹ, có thể phải điều trị ở cả người mẹ.
Nấm phát triển mạnh mẽ và quá mức khi trẻ sơ sinh không được chăm sóc cũng như vệ sinh cá nhân tốt. Bên cạnh đó, sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân hình thành nấm miệng. Ngoài việc điều trị cho cả người mẹ và trẻ sơ sinh cùng lúc, các quy trình vệ sinh dưới đây mẹ có thể tham khảo nhằm giúp giảm nguy cơ tái nhiễm nấm miệng đáng kể:
Chăm sóc trẻ sơ sinh thật sự không dễ dàng đặc biệt khi trẻ đang có vấn đề về nấm miệng. Mặc dù nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng rất phổ biến ở nhiều trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên tuân thủ theo các quy trình vệ sinh nghiêm ngặt, sẽ phần nào giúp tình trạng nhiễm nấm của bé yêu của bạn nhanh chóng được kiểm soát và quay lại với cuộc sống bình thường.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp