Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Ngày 14/06/2022
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự phát triển quá mức của vi nấm do hệ miễn dịch của con đang dần phát triển. Ở thời kỳ đầu của bệnh, nấm thậm chí có thể lây qua lại giữa người mẹ và trẻ sơ sinh khi cho con bú. Hãy cùng nhau tìm hiểu về dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh qua bài viết này nhé!

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh rất phổ biến hiện nay. Do đó bệnh nếu được phát hiện sớm và được điều trị đúng cách rất nhanh hồi phục. Nếu phụ huynh phát hiện những triệu chứng, dấu hiệu qua bài viết dưới đây, cha mẹ hãy nhanh chóng cho trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác, để được hiểu rõ hơn về yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ đúng cách nhất. Từ đó, bệnh được điều trị triệt để và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát gây mệt mỏi và đau đớn cho trẻ.

Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều các triệu chứng mà trẻ sơ sinh có thể mắc phải đồng thời cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của bệnh nấm miệng. Dù đây là một tình trạng nhiễm trùng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên chúng có thể ít nhiều gây ra những khó chịu cho trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu nấm miệng xảy ra ở đối tượng là trẻ sơ sinh thường gặp mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Xuất hiện những tổn thương màu trắng sữa, trắng kem hoặc thậm chí màu đỏ, tổn thương này kích ứng bên trong khoang miệng của trẻ.
  • Những mảng trắng này có dạng như những cặn sữa đọng lại trong miệng trẻ. Tuy nhiên rất khó vệ sinh sạch sẽ. Khi mẹ cố gắng lau, cạo những mảng trắng đó có thể để lại những vết loét thậm chí gây chảy máu.
  • Một số trường hợp bệnh diễn biến nặng, nấm có thể lan sang lưỡi, họng và lan sang môi miệng của trẻ sơ sinh.
  • Bé gặp khó khăn khi bú sữa (có thể bú trực tiếp hoặc bú bình).
  • Trẻ thường xuyên khó chịu và thậm chí quấy khóc bất thường.
  • Trẻ bỏ bú, từ chối bú.
  • Trẻ có thể bị đầy hơi do xuất hiện quá nhiều men trong hệ tiêu hóa.

Bên cạnh những dấu hiệu xảy ra ở trẻ sơ sinh, bệnh nấm miệng này có thể lây lan sang cho mẹ thông qua việc bú với các triệu chứng xảy ra ở mẹ như sau:

  • Núm vú mẹ bị nứt bất thường, ngứa hoặc có cảm giác bỏng rát.
  • Da tại khu vực quầng vú bị bong, có cảm giác bị bóng trên quầng vú, xuất hiện các vòng tròn sẫm màu quanh núm vú của mẹ.
  • Khi cho trẻ bú, mẹ có cảm giác đau nhói sâu trong vú.
Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh1 Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Những yếu tố nguy cơ góp phần hình hình thành nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh dù ở tháng thứ mấy, việc xây dựng thói quen chăm sóc khoang miệng, nướu, lưỡi… cho trẻ là vấn đề rất cần thiết. Các mẹ nên cẩn thận và tuân theo những lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu phụ huynh vẫn nhìn thấy những dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh trên, hãy nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như những yếu tố nguy cơ góp phần hình thành nấm miệng ở con yêu của các bạn. Thực tế, có rất nhiều các yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh trên, dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích mà phụ huynh có thể tham khảo:

  • Khi hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, không thể chống lại các sinh khuẩn, virus và nấm như ở hệ miễn dịch của người đã phát triển toàn diện. Từ đó, khiến trẻ sơ sinh càng dễ mắc nấm miệng hơn nữa.
  • Nếu mẹ có bị nhiễm nấm âm đạo trong quá trình mang thai hoặc trong khi sinh trẻ. Việc nhiễm trùng lúc này có thể truyền sang cho con dưới dạng nấm miệng.
  • Vấn đề nhiễm trùng chéo vẫn có thể xảy ra nếu các mẹ hoặc trẻ đang sử dụng prednisone, corticosteroid ở dạng hít hoặc sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Nấm miệng phát triển mạnh ở các khu vực ẩm, ấm áp, chúng thậm chí dễ dàng truyền từ miệng trẻ sơ sinh sang qua vú mẹ.
  • Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nấm miệng rất cao nếu thường xuyên sử dụng núm vú giả hoặc vòng ngậm nướu…
  • Nếu các mẹ bỉm bị thiếu máu, bị tiểu đường hoặc một chế độ ăn thiếu khoa học, thiếu lành mạnh như tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt… cũng có thể có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nấm sau đó truyền sang cho con...
Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh2 Hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, từ đó nấm miệng hình thành

Điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Có các mẹ cảm thấy bị đau khi cho con yêu của mình bú hoặc bạn nhận thấy những vết màu trắng kem xuất hiện bất thường trong miệng con bạn. Hãy biết rằng, bạn phải sẵn sàng để điều trị nhanh chóng tình trạng này! Việc điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh không phức tạp. Tuy nhiên, quan trọng là phải điều trị dứt điểm hoặc thậm chí có thể điều trị đồng thời ở cả bạn và con của bạn nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo, khiến bệnh tái đi tái lại.

Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh3 Khám bác sĩ là một phương án điều trị thích hợp

Khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh là một phương án điều trị thích hợp. Nấm miệng ở thể nhẹ nếu được điều trị đúng cách có thể khỏi trong vài ngày đến 1 tuần. Tại bệnh viện, bác sĩ có thể kê đơn thuốc rơ lưỡi chứa thành phần Nystatin cho trẻ. Dưới đây là những lưu ý giúp cho việc điều trị diễn ra nhanh chóng hơn:

  • Các mẹ nên tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng sử dụng.
  • Tuyệt đối không nên mang tâm lý nôn nóng, sử dụng nhiều hơn sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ngoài sử dụng dung dịch rơ lưỡi, thuốc bôi theo toa bác sĩ, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng vùng khoang miệng của trẻ.
  • Bên cạnh đó, để việc điều trị đẩy nhanh kết quả, các mẹ nên thường xuyên vệ sinh dụng cụ ăn uống, bình sữa, núm vú, ti giả, vòng ngậm nướu… nhằm chấm dứt tình trạng nấm men ẩn trú trên những đồ dùng của bé.
  • Nên vệ sinh bầu vú của mẹ sau mỗi cữ bú của trẻ.
  • Mẹ có thể bổ sung thêm nước cam hoặc sữa chua nhằm cường hệ miễn dịch, đồng thời trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho việc điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.