Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là bệnh đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ em. Nếu không được can thiệp kịp thời rất có thể khiến cho sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. Dưới đây là cách trị hen suyễn tại nhà cho bé mà bạn có thể áp dụng từ các dược liệu đơn giản như: Chanh, tía tô, tinh dầu...
Cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc trực tiếp và cần được trang bị kiến thức về cách quản lý cơn hen suyễn tại nhà cho trẻ. Bệnh hen suyễn là bệnh hô hấp có diễn biến âm thầm và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Trong trường hợp của trẻ nhỏ, bệnh càng đáng lo ngại hơn vì trẻ thường chưa có ý thức về việc tự chăm sóc sức khỏe của mình.
Nếu bé thường bị ho nhiều, đây là triệu chứng phổ biến của các bệnh đường hô hấp trên và dưới như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng,... Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, tái diễn liên tục và thường xuyên ho vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu bé nhà bạn đã mắc bệnh hen suyễn.
Triệu chứng ở các bé bị hen suyễn dễ nhận biết nhất là sự bất thường về tiếng thở, khi thở sẽ có tiếng khò khè và đôi khi nghe tiếng rít. Nguyên nhân là do viêm nhiễm phế quản, gây phù nề và tắc nghẽn đường thở. Triệu chứng nặng hơn là bé thở nhanh và gấp, đặc biệt khi vận động mạnh hoặc sau cơn ho.
Khi cơn hen suyễn tái phát, đường thở của các bé sẽ bị tắc nghẽn, gây nên tình trạng thiếu oxy cho cơ thể, làm cho da mặt của trẻ tái nhợt và đổ mồ hôi. Trẻ có thể trở nên mệt mỏi và lờ đờ.
Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính, trẻ có nguy cơ phải sống chung với nó trong suốt quãng đời của mình. Trước khi tìm cách cách trị hen suyễn tại nhà cho bé, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đối với những trẻ bị hen suyễn ở mức độ nhẹ và có áp dụng điều trị tại gia bằng các nguyên liệu tự nhiên theo cách sau:
Để chuẩn bị, bạn cần khoảng 1kg chanh vàng, 600g đường phèn, 1 lít mật ong và một lượng muối hạt vừa đủ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hỗn hợp này có tác dụng làm thông thoáng đường thở, làm loãng đờm nhớt trong phế quản và giúp trẻ dịu nhanh cơn hen.
Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé bằng tía tô và ô mai mơ là một phương pháp hiệu quả và an toàn. Bạn có thể chuẩn bị một nắm lá tía tô, 50ml rượu trắng, 0,5kg ô mai mơ và 80g muối.
Tinh dầu khuynh diệp chứa nhiều chất Eucalyptol giúp làm thông mũi và phân hủy niêm mạc hiệu quả. Đây là một trong những cách trị hen suyễn tại nhà cho bé khá hiệu quả.
So với người lớn, nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ cao hơn nhiều, đặc biệt là ở nhóm trẻ dưới 13 tuổi tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này đang là cao nhất tại châu Á. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé, bao gồm:
Tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài làm giảm khả năng đàn hồi của các phế nang. Khí cặn bên trong tăng dần trong khi khí thở ra bị hạn chế. Điều này dần dần làm suy giảm chức năng phổi, gây rối loạn thông khí phổi, bít tắc đờm phế nang và xẹp phổi.
Hen phế quản làm các phế nang bị giãn rộng, tạo áp lực trong phế nang. Nếu trẻ vận động mạnh, làm việc nặng hoặc trong cơn ho mạnh có thể khiến các phế nang này vỡ ra gây tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất.
Suy hô hấp là tình trạng mà trẻ bị hen suyễn nặng gây khó thở liên tục, suy giảm khả năng hô hấp, da tái nhợt và đôi khi có nguy cơ ngừng thở. Để cứu chữa tình trạng cấp cứu này, phải sử dụng máy thở để hỗ trợ hô hấp. Suy hô hấp kéo dài có thể gây tổn thương não do thiếu oxy lên não.
Hen phế quản cấp nặng là biến chứng nguy hiểm của hen suyễn, nằm trong tình trạng nguy cấp, đòi hỏi phải được cấp cứu ngay lập tức vì có thể gây tử vong nhanh chóng.
Để phòng ngừa sự khởi phát của cơn hen suyễn đối với trẻ, có những điều bạn cần tuân thủ như sau:
Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé chỉ nên thực hiện với những trường hợp bệnh nhẹ và đã được bác sĩ đồng ý áp dụng. Với những bệnh về đường hô hấp, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến trẻ đặc biệt là hạn chế để trẻ tiếp xúc với các nguy nhân khiến khỏi phát cơn hen. Khi thấy các dấu hiệu bất thường cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để can thiệp càng sớm càng tốt.
Minh QA
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.