Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ho là một triệu chứng thường gặp ở rất nhiều đối tượng trong đó có cả mẹ bầu. Không ít mẹ bầu lo lắng về việc uống thuốc ho có thể ảnh hưởng đến thai nên phần lớn họ đều muốn tìm hiểu những cách trị ho cho bà bầu mà không cần dùng thuốc.
Hiểu được sự lo lắng đó, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến mẹ bầu một số cách trị ho cho bà bầu an toàn, hiệu quả và khoa học nhất. Vậy nên mẹ hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Ho là một triệu chứng không quá hiếm gặp, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi ho xảy ra trên người phụ nữ mang thai thì lại là một vấn đề cần phải chú ý nhiều hơn. Một trong những cách trị ho cho bà bầu quan trọng nhất là phải biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì.
Dưới đây là một số yếu tố nguyên nhân gây nên tình trạng ho cho bà bầu không do nhiễm khuẩn:
Đây là nguyên nhân đáng lo ngại nhất khi gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, hàng rào miễn dịch của mẹ bầu có thể giảm đáng kể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp gây ho. Nó có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm cho mẹ bầu như viêm phế quản, viêm phổi…
Đây là câu hỏi rất được quan tâm trong quá trình thai sản. Dựa theo nhóm nguyên nhân gây ho, sự ảnh hưởng của ho đối với mẹ bầu cũng chia thành 2 nhóm chính.
Đối với nhóm nguyên nhân gây ho không do nhiễm khuẩn, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm, thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Nhiều ý kiến cho rằng ho hoặc cơn ho dữ dội có thể làm xuất hiện cơn gò tử cung bất thường gây động thai, dọa sinh non. Tuy nhiên đây là quan điểm hoàn toàn sai. Thai nhi được bảo vệ bởi một lớp dịch nước ối và cơ tử cung rất chắc chắn. Nên hành động ho sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai. Một số trường hợp, cơn ho dữ dội kéo dài có thể làm căng dây chằng tròn có thể khiến mẹ bầu hơi tức và đau vùng bụng.
Đối với nhóm nguyên nhân gây ho do nhiễm khuẩn sẽ có thể tiềm ẩn một số nguy cơ cho thai. Một số loại vi khuẩn, virus gây ho ở mẹ có thể vào máu, qua nhau thai và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai. Nếu mẹ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn nặng, có thể là nhiễm khuẩn huyết, sẽ đe dọa tính mạng cả mẹ và thai.
Ngoài ra, ho nhiều và dai dẳng có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bà bầu. Ho có thể gây mất ngủ, gây căng thẳng, làm giảm cảm giác ngon miệng làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu, từ đó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai.
Điều trị ho không dùng thuốc là một trong những cách trị ho cho bà bầu rất được quan tâm nhằm hạn chế những tác dụng không tốt của thuốc cho thai nhi. Dưới đây là một vài mẹo làm giảm triệu chứng ho mà mẹ bầu nên tham khảo.
Chanh tươi kết hợp với mật ong từ lâu đã là bài thuốc chữa ho hiệu quả. Chanh giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, mật ong, có tính kháng khuẩn tốt. Mẹ bầu có thể pha một cốc nước chanh ấm cùng vài muỗng mật ong, uống 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Lê có tác dụng giảm ho, long đờm, bổ phổi. Vì vậy hỗ trợ rất hiệu quả trong việc giảm ho ở mẹ bầu. Cách thực hiện: Lê khoét bỏ hạt, có thể cắt thành miếng nhỏ, trộn với đường phèn, sau đó hấp cách thủy. Mẹ bầu nên ăn 2 lần/ngày và đều đặn 3 - 4 ngày để thấy hiệu quả.
Lá hẹ tươi rất dồi dào các chất kháng khuẩn, đồng thời có khả năng làm dịu cổ họng và cắt cơn ho rất tốt. Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, hấp cách thủy khoảng 15 - 20 phút. Sau đó ăn trực tiếp cả lá hẹ hoặc chắt lấy nước để uống.
Gừng là vị thuốc được đánh giá cao trong những cách trị ho cho bà bầu. Gừng có tính ấm, làm dịu nhanh chóng cơn ho và ngứa rát cổ họng, đồng thời còn làm ấm cho toàn cơ thể. Cách thực hiện: Dùng một lượng vừa đủ gừng tươi bỏ vỏ, giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm vào một vài muỗng mật ong và nước ấm vừa đủ. Uống 1 - 2 lần mỗi ngày.
Theo y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, đồng thời có tác dụng an thai nên rất thích hợp trong chữa các chứng cảm lạnh ở bà bầu. Cách thực hiện: Lá tía tô rửa sạch nấu cháo với thịt, cá, trứng… tùy thích. Đây là món rất bổ dưỡng cho bà bầu, vừa có tác dụng giảm ho, giải cảm, an thai, vừa là thức ăn dễ tiêu tốt cho hệ tiêu hóa.
Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ bầu cần biết liên quan đến cách trị ho cho bà bầu trong quá trình mang thai:
Về thói quen sinh hoạt:
Về thói quen vệ sinh và giữ ấm cơ thể:
Về thói quen ăn uống:
Lưu ý: Khi mẹ bầu bị ho, bước đầu tiên phải làm chính là gặp bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây ho. Nếu là ho do nhiễm khuẩn, mẹ bầu phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai.
Nếu là ho không do nhiễm khuẩn, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị không dùng thuốc đồng thời phải theo dõi sức khỏe sát sao nếu có dấu hiệu xuất hiện đàm, khó thở, đau ngực, sốt, hoặc tình trạng ho kéo dài dai dẳng thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây ho, những lưu ý khi mẹ bầu bị ho và một số cách trị ho cho bà bầu. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức cần thiết và bổ ích cho bạn trên hành trình làm mẹ. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham khảo. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết khác nhé.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.