Ho là một trong những bệnh lý khá thường gặp và gây ra những mệt mỏi cho người bệnh. Đặc biệt khi tình trạng ho kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà các bạn không nên chủ quan. Thông qua nội dung bài viết sau đây chúng tôi sẽ có những chia sẻ về vấn đề này để các bạn hiểu rõ hơn.
Ho kéo dài do những nguyên nhân nào?
Ho kéo dài là tình trạng người bệnh bị ho trong thời gian dài hơn 3 tuần nhưng không khỏi, hay bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi đã sử dụng thuốc. Ho lâu ngày không khỏi có thể do kích thích từ bên ngoài hoặc các bệnh lý nguy hiểm tại đường hô hấp.
Những người hút thuốc lá thường xuyên là đối tượng thường gặp tình trạng ho kéo dài và dai dẳng.
Ho kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Hút thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân gây tổn thương hệ hô hấp dẫn tới chứng ho lâu ngày. Người hút thuốc lá thụ động cũng có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng như người hút thuốc.
- Chứng trào ngược thực quản: Khi dịch dạ dày trào ngược thực quản và tràn vào phổi sẽ gây ngứa cổ họng ho kéo dài. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm ở những người có thói quen ăn nhiều vào buổi tối.
- Viêm xoang mũi kéo dài: Bệnh lý này khiến dịch viêm chảy xuống phần sau họng và kích thích gây ho.
- Viêm phế quản mạn tính: Bệnh gây khó thở, sung huyết tăng tiết dịch hô hấp gây nên tình trạng ho lâu ngày.
- Nhiễm khuẩn: Trường hợp ho kéo dài thường liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Nhiễm độc: Một số chất động kích thích cơ chế miễn dịch dị ứng dẫn đến tình trạng ho mãn tính.
Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng ho kéo dài còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác mà chúng ta cần chú ý. Một số bệnh nguy hiểm gây ho kéo dài:
Ung thư phổi
Theo nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng người mắc bệnh ung thư phổi thường xuất hiện tình trạng ho mãn tính kéo dài. Người mắc bệnh ung thư phổi thường ho kéo dài kèm dịch nhầy màu hồng hoặc đỏ nâu, bị khàn tiếng, đau tức ngực và đau khi nuốt.
Ung thư phổi mà một trong những bệnh lý nguy hiểm có triệu chứng thường gặp là ho nhiều và kéo dài.
Ho gà
Ho gà là bệnh lý thường gặp ở những người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ. Bệnh kèm theo các triệu chứng như cảm cúm, ho tăng dần và kéo dài không khỏi. Trường hợp người bệnh ho dữ dội khiến cơ thể mệt mỏi suy nhược.
Viêm phổi
Khi bị viêm phổi người bệnh thường ho nhiều vào ban đêm. Cơn ho thường sẽ kèm theo đờm xanh hoặc lẫn máu. Bệnh nhân có thể thấy sốt cao, tức ngực,... cần thăm khám và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm.
Lao phổi
Bệnh lao phổi sẽ gây ra các triệu chứng ho kéo dài, tức ngực khó thở, ho ra máu, sụt cân, đổ mồ hôi, suy nhược cơ thể,... Vi khuẩn lao có thể lan ra khắp cơ thể, nên bệnh cần được chuẩn đoán và điều trị sớm.
Phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh lý này hậu quả của việc hút nhiều thuốc lá. Bệnh nhân mắc chứng phổi tắc nghẽn thường sẽ có tình trạng ho dai dẳng, khó thở, tức ngực, thở khò khè, ho kèm theo dịch nhầy, cơn ho xuất hiện nhiều vào buổi sáng.
Để có thể biết rõ nguyên nhân ho kéo dài do đâu thì các bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám cũng như được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả.
Điều trị bệnh ho kéo dài như thế nào?
Khi nhận thấy tình trạng ho kéo dài không khỏi thì bạn cần sớm thăm khác bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng nguy hiểm. Điều quan trọng nhất để giúp việc điều trị bệnh có kết quả tích cực thì cần biết rõ nguyên nhân gây ra những cơn ho xuất phát từ đâu.
Dựa vào nguyên nhân gây ra những cơn ho mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh phù hợp.
Hiện nay các bác sĩ áp dụng việc dùng thuốc điều trị tình trạng này tùy vào từng bệnh lý mà sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
- Sử dụng thuốc sung huyết và kháng histamin: Khi tình trạng ho kèm dịch mũi vào họng, ho do bị kích ứng bởi các chất dịch hô hấp.
- Thuốc trị hen dạng xịt có tác dụng làm giảm khí quản, phế quản và giảm viêm, có tác dụng trong việc điều trị hen phế quản.
- Thuốc giảm ho, long đờm được dùng khi không tìm được nguyên nhân và tình trạng ho nặng ảnh hưởng tới sức khỏe và giấc ngủ.
- Thuốc kháng sinh, chống viêm tại chỗ ở dụng khí dùng giúp điều trị ho do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp.
- Sử dụng nước muối sinh lý dùng để rửa mũi, làm sạch các vết bẩn vật lạ trong mũi.
Người bệnh muốn tìm được giải pháp điều trị tốt nhất cho mình thì cần gặp bác sĩ cũng như tiến hành thăm khám, làm các kiểm tra và xét nghiệm cần thiết và đẩy đủ để tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó sẽ được kê đơn thuốc phù hợp.
Cách phòng ngừa bệnh
Để giúp việc điều trị tình trạng ho dai dẳng không dứt hiệu quả và tránh gây ra những mệt mỏi thì người bệnh cần chủ động phòng tránh bệnh bằng cách:
- Không hút thuốc lá và hạn chế việc hít phải khói thuốc lá.
- Hạn chế những kích ứng cho đường hô hấp như không khí ẩm mốc, thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra khỏi phòng điều hòa, lông của vật nuôi trong nhà, hạn chế uống nước lạnh và cần giữ ấm vùng cổ khi thời tiết lạnh.
- Trong giai đoạn điều trị chứng trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn nhiều vào ban đêm.
- Giữ chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với việc luyện tập thể dục tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm phòng Vacxin một số bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề ho kéo dài sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích về những nguyên nhân gây tình trạng này. Đồng thời, gợi ý đến bạn một số cách điều trị và phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp