Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách trị nổi mẩn ngứa tại nhà giảm ngứa nhanh và an toàn

Ngày 29/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nổi mề đay là một trong những dạng dị ứng, mẩn ngứa trên da phổ biến khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích như lông động vật, môi trường dị ứng,... Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa tại nhà giúp giảm ngứa nhanh chóng, không gây kích ứng.

Cách trị nổi mẩn ngứa tại nhà thường được áp dụng trong trường hợp bệnh mới bị phát ra và ở mức độ nhẹ. Hầu hết mẹo chữa trị mẩn ngứa đều sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để tiêu các vết sần đỏ, giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Hầu hết tình trạng nổi mẩn ngứa đều không quá nghiêm trọng, tuy nhiên chúng ta nên lưu ý, nếu có các dấu hiệu phản vệ thì nên đi gặp bác sĩ nhanh chóng. Dưới đây là một số cách trị nổi mẩn đỏ ngứa hiệu quả tại nhà bạn có thể áp dụng nhé.

Nguyên nhân nổi mẩn ngứa do đâu?

Da bị ngứa nổi mẩn đỏ là tình trạng da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Hiện tượng nổi mẩn tùy cơ địa mỗi người mà có thể như muỗi đốt hoặc tạo ra những mảng lớn, thời gian ngứa và tần suất lặp lại cũng khác nhau. Vị trí nổi mẩn ngứa thường gặp là ở cổ, chân, tay, mặt thậm chị có thể là bị khắp người. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa có thể kể đến như: 

  • Da bị nổi mề đay, nổi sần cục cứng giống như muỗi đốt gây ngứa ngáy và nóng rát.
  • Bị viêm da khi phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng,... có thể khiến da nổi mụn nước, vết lở loét, mụn mủ.
  • Người bị dị ứng thời tiết có thể thấy da bị nổi mẩn ngứa dữ dội hoặc hắt hơi, sổ mũi.
  • Dị ứng thuốc cũng có thể khiến da nổi mẩn như vết muỗi cắn.
  • Dị ứng thực phẩm cũng có thể khiến da bị ngứa ngáy, nổi các mẩn đỏ.
  • Phát ban - tình trạng này da bạn sẽ có các mảng đỏ hoặc đốm hồng nổi lên.
  • Da cũng có thể nổi mẩn khi người bệnh bị một số bệnh lý tiềm ẩn như: Rối loạn chức năng gan, giun sán, rối loạn tuyến giáp.

cách trị nổi mẩn đỏ ngứa tại nhà

Hình ảnh nổi mẩn ngứa, da bị nổi mẩn, các vết sần ngứa như dị ứng

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa tại nhà rất đơn giản

Theo phương thuốc của dân gian từ thời ông cha ta, sử dụng các loại thảo dược và nguyên liệu từ thiên nhiên có độ an toàn cao và vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị. Dưới đây là 5 cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bạn có thể áp dụng để giảm ngứa và làm tan các vết sần trên da:

Chườm lạnh bằng đá giúp tan vết sần

Đây là cách trị nổi mẩn đỏ ngứa đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng. Đá lạnh khi chườm có công dụng làm dịu đi cảm giác ngứa ngáy, mát da và cũng giúp người bệnh giảm việc gãi ngứa trên da.

Tuy nhiên, lưu ý, nên chườm lạnh bằng túi chườm hoặc đã bọc đá trong túi vải trong tối đa 10 phút để tránh bỏng lạnh da. Thực hiện vài lần trong ngày đến khi tình trạng nổi mẩn không còn nghiêm trọng nữa.

cách trị nổi mẩn đỏ ngứa hiệu quả tại nhà

Dùng đá chườm lạnh giúp tan vết sần nhanh

Tắm lá chè xanh giúp giảm nổi mẩn ngứa

Chè xanh là một loài cây thuốc nam quen thuộc được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh. Thảo dược này dùng để nấu nước uống thanh nhiệt, giúp giải độc và kích thích quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong lá chè có chứa các thành phần như EGCG, quercetin, catechin giúp chữa mẩn ngứa, giảm viêm và đẩy nhanh tốc độ phục hồi da. 

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng lá chè xanh đơn giản:

  • Dùng 2 - 3 nắm chè xanh đem ngâm rửa sau đó để ráo nước.
  • Đun sôi khoảng 2.5 - 3 lít nước rồi cho lá chè vào.
  • Đun thêm 5 - 10 phút và tắt bếp, đậy kín nắp trong vòng 10 phút.
  • Đổ nước chè anh ra thau, vớt bã bỏ và hòa vào 1 ít nước suốt.
  • Thêm 2 -3 thìa cà phê muối biển, khuấy đều là bạn có thể dùng để tắm mỗi ngày.
  • Thực hiện đều đặn trong 3 - 5 ngày, tình trạng phát ban, nổi mẩn sẽ thuyên giảm rõ rệt.

cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng bài thuốc dân gian

Dùng lá chè xanh để tắm có thể trị nổi mẩn ngứa

Thuốc kháng histamin giúp trị nổi mẩn ngứa hiệu quả

Với những bạn nổi mẩn ở mức độ nghiêm trọng, khó có thể dùng cách trị nổi mẩn đỏ ngứa dân gian thì có thể sử dụng thêm thuốc để điều trị. Thuốc kháng histamin có thành phần tác dụng trực tiếp đến cơ chế sản sinh histamin giúp giảm ngứa, giảm nổi mẩn nhanh chóng. Một số loại thuốc kháng Histamin không kê toa có thể dùng khi nổi mẩn như:

  • Thuốc benadryl: Giúp giảm mẩn ngứa tác dụng nhanh chỉ sau 1h uống nhưng có thể gây buồn ngủ.
  • Thuốc bôi da calamine: Giúp làm mát da, giảm ngứa vì nổi mề đay nhanh chóng, bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
  • Thuốc loratadine, fexofenadine, cetirizine,... có công dụng chống nổi mẩn lâu dài vì ít gây buồn ngủ, có thể dùng cho người bị nổi mẩn nặng.

cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng thuốc kháng histamin

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng thuốc loratadine

Dù nổi mẩn ngứa là bệnh khá lành tính và nhanh lành, tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc điều trị có thể gây ra dị ứng. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn, tránh các trường hợp không may xảy ra.

Cách trị nổi mẩn ngứa bằng lá khế

Lá khế có vị chua, chát có công dụng tiêu viêm, lành tính, chống dị ứng và giải độc hiệu quả. Dù chỉ là phương pháp truyền miệng nhưng cách trị nổi mẩn ngứa từ lá khế vẫn được áp dụng phổ biến.

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng lá khế được thực hiện:

  • Dùng 3 - 4 nắm lá khế, đem ngâm rửa với nước muối và lặt bỏ lá giá, sâu.
  • Để lá ráo nước hoàn toàn sau đó vò xát nhẹ.
  • Tiếp đến, đun sôi 2 lít nước và cho lá khế vào nồi.
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm 1 ít nước mát vào.
  • Dùng nước lá khế tắm giúp giảm ngứa và sần đỏ hiệu quả.

Nước muối sinh lý trị mẩn ngứa đơn giản

Nước muối sinh lý là một trong những nguyên liệu chữa tình trạng bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa hiệu quả và dễ thực hiện. Bởi muối có khả năng kháng khuẩn, làm sạch da và giúp thông thoáng lỗ chân lông. Đồng thời, muối có thể loại bỏ tất cả các vi khuẩn trên da, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng nước muối sinh lý:

  • Bạn hãy pha loãng 2 - 3 thìa nước muối và chậu nước ấm.
  • Dùng nước muối rửa lên vùng da bị nổi mẩn.
  • Bạn có thể massage nhẹ nhàng trên da để xoa dịu vết thương.

Xông lá kinh giới giúp giảm mẩn ngứa ở mặt

Mẩn ngứa có thể xuất phát từ việc dị ứng mỹ phẩm, ma sát với khẩu trang hoặc chịu tác động của ánh nắng. Trường hợp này, bạn có thể xông lá kinh giới để giảm nổi mẩn và giảm ngứa trên da. Chất khoáng và vitamin trong lá kinh giới giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông.

Hướng dẫn cách trị nổi mẩn đỏ ngứa bằng lá kinh giới:

  • Đầu tiên, bạn ngâm rửa 1 nắm lá kinh giới với nước muối pha loãng và để ráo nước.
  • Tiếp đến, đun sôi 1,5 lít nước và cho lá kinh giới vò xát vào và đun tiếp 5 - 10 phút rồi tắt bếp.
  • Sau đó dùng khăn trùm kín và bắt đầu xông mặt từ 5 - 10 phút (nên để cách xa mặt từ 30 - 40 cm.

Sử dụng dung dịch chống ngứa

Mẩn ngứa khiến chúng ta gãi nhiều và gây ra tình trạng tổn thương da. Một trong những phương pháp hiệu quả để kết thúc tình trạng này là vệ sinh vùng da bị bệnh bằng dung dịch giảm ngứa. Dung dịch này có thể là: baking soda, tắm nước mát, yến mạch….

Sử dụng Baking Soda cũng có thể chống ngứa ngáy, khó chịu

Sử dụng Baking Soda cũng có thể chống ngứa ngáy, khó chịu

Lưu ý trong quá trình điều trị mẩn ngứa

Mẩn ngứa có thể là chứng bệnh không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì rất ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bạn. Một số lưu ý trong quá trình điều trị mẩn ngứa:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ tránh các biến chứng trong quá trình điều trị.
  • Hạn chế sờ, gãi và chà xát vùng da để ngăn ngừa sự viêm nhiễm. Với trẻ nhỏ, bạn cần cắt ngắn móng tay, đi tất để bé tránh gãi xước, chảy máu da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, giữ vệ sinh thân thể.
  • Dùng các nguyên liệu, thảo dược có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo chất lượng tránh kích ứng.
  • Không dùng các chất kích thích, thức ăn tươi sống, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, lông thú, bụi bẩn.
  • Cách ly với các yếu tố có thể khiến bạn nổi mẩn có thể là côn trùng, vi khuẩn, bụi mịn,...

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa có thể giảm tình trạng sần đỏ, nóng rát, khó chịu khá hiệu quả. Tuy nhiên, đây là những phương pháp có thể hiệu quả đối với trường hợp bệnh nhẹ. Trường hợp bệnh chuyển biến xấu, ta nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm