Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quai bị là bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không điều trị nghiêm túc. Vì vậy, tìm hiểu cách xử lý khi trẻ bị quai bị là điều phụ huynh cần làm để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.
Bạn biết gì về quai bị?
Quai bị hay còn gọi là má chàm bàm, là bệnh mà tuyến nước bọt bị nhiễm trùng bởi một loại virus có tên Paramyxo. Bệnh xảy ra quanh năm tuy nhiên thời điểm dễ bùng phát bệnh nhất là vào mùa đông xuân. Do lúc này không khí chuyển lạnh, độ ẩm tăng cao do mưa nhiều tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh này trừ những đối tượng đã tiêm phòng. Theo thống kê, lứa tuổi dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em độ tuổi từ 3 - 5 tuổi. Nguyên do là trẻ chưa được tiêm phòng, sức đề kháng yếu, cộng với việc trẻ đến trường học vào mùa dịch cũng rất dễ bị nhiễm bệnh. Bởi vậy, phụ huynh cần tìm hiểu thông tin cách xử lý khi trẻ bị quai bị để đối phó với bệnh kịp thời.
Quai bị là bệnh mà có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng. Hơn nữa, đối với những đối tượng mắc quai bị thì cơ thể sẽ tự miễn dịch với virus Paramayxo suốt đời, hiếm có trường hợp nào bị mắc quai bị 2 lần.
Trẻ mắc quai bị có biểu hiện gì?
Thời gian ủ bệnh quai bị ở trẻ là từ 6 - 9 ngày. Biểu hiện bệnh quai bị rất giống với bệnh cảm lạnh hoặc bệnh viêm tuyến nước bọt. Bởi vậy nhiều phụ huynh bị nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai bệnh. Phụ huynh nên chú ý những dấu hiệu điển hình của quai bị sau đây để có cách xử lý khi trẻ bị quai bị đúng cách và kịp thời.
Thường quai bị phát bệnh và kéo dài trong khoảng 5 - 10 ngày. Mặc dù vẫn có trường hợp trẻ mắc quai bị không hoặc ít biến chứng. Tuy nhiên, đây là căn bệnh chuyển biến khó lường, bởi vậy phụ huynh trang bị kiến thức về cách xử lý khi trẻ bị quai bị là điều nên làm.
Ngoài ra, quai bị là bệnh không có thuốc chữa, cách xử lý khi trẻ bị quai bị chủ yếu là điều trị triệu chứng của bệnh.
Như đã nói ở trên, cách tốt và an toàn nhất để bảo vệ trẻ trước căn bệnh quai bị là đưa trẻ đi tiêm phòng. Tiêm phòng quai bị thường được tiêm chung với sởi và bệnh rubella. Cha mẹ cần phải thường xuyên theo dõi lịch để đưa trẻ đi tiêm phòng đúng thời gian.
Với trường hợp trẻ có dấu hiệu của bệnh quai bị thì phụ huynh cần chú ý một số cách xử lý khi trẻ bị quai bị sau đây để tránh biến chứng của bệnh.
Nói tóm lại, cách xử lý khi trẻ bị quai bị chủ yếu là điều trị những biểu hiện, triệu chứng trong suốt quá trình trẻ bị bệnh. Phụ huynh không nên lơ là trong suốt quá trình điều trị bệnh cho trẻ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Khi trẻ có những biểu hiện sau đây, cha mẹ tốt nhất nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ:
Trên đây là tóm tắt thông tin về bệnh quai bị cũng như cách xử lý khi trẻ bị quai bị mà các bậc cha mẹ cần quan tâm. Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để điều trị bệnh tốt nhất thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Hoàng Minh