Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cảm cúm mất khứu giác là thế nào?

Ngày 09/05/2018
Kích thước chữ

Cảm cúm mất khứu giác là tình trạng sau khi khỏi bệnh cảm cúm, người bệnh không ngửi được mùi. Thường thì khi bị cảm cúm, tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi sẽ đi kèm nên việc nhận biết các mùi có phần giảm đi từ đó dẫn đến mất khứu giác.

Cảm cúm mất khứu giác là tình trạng sau khi khỏi bệnh cảm cúm, người bệnh không ngửi được mùi. Thường thì khi bị cảm cúm, tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi sẽ đi kèm nên việc nhận biết các mùi có phần giảm đi từ đó dẫn đến mất khứu giác.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất khứu giác

- Hầu hết các trường hợp rối loạn khứu giác sau một sự cố như: cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi…, do tai nạn chấn thương vùng đầu, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật.

Cảm cúm mất khứu giác là thế nào 1

Hầu hết các trường hợp rối loạn khứu giác sau một sự cố như: cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi

- Do một vài loại thuốc: kháng sinh, hạ huyết áp.., xạ trị liệu chữa u tại vùng đầu và cổ hoặc hít nhiều khói thuốc lá, lạm dụng thuốc xịt mũi chữa viêm mũi, viêm xoang cũng làm thay đổi khả năng khứu giác.

Đối với trường hợp rối loạn khứu giác tạm thời như: bệnh cúm, viêm xoang, viêm mũi… sau khi được điều trị dứt điểm thì khả năng phục hồi khứu giác sẽ trở lại bình thường. Còn đối với trường hợp rối loạn khứu giác do thuốc sau khi điều chỉnh, thay thuốc có thể khắc phục được tình trạng.

Cảm cúm lạnh do nhiễm siêu vi, ngoài những triệu chứng thường gặp như nghẹt mũi, sổ mũi… còn có thể gây giảm khứu giác do bít tắc đường khí lên vùng tế bào cảm nhận khứu, phù nề vùng khứu và độc tố của virus.

Thông thường những triệu chứng này sẽ giảm và khỏi hẳn sau 3-5 ngày. Nếu có bội nhiễm do vi khuẩn thì dịch mũi sẽ đục, vàng, xanh… và bệnh sẽ kéo dài thêm nếu không được điều trị đúng đắn.

1. Dầu thầu dầu

Đặc tính chống viêm nhiễm, chống oxy hóa và chống vi trùng của loại dầu này giúp bạn thông mũi nhanh chóng. Chỉ cần nhỏ một giọt dầu thầu dầu ấm vào mũi mỗi sáng và mỗi tối trước khi ngủ.

Cảm cúm mất khứu giác là thế nào 2

Chỉ cần nhỏ một giọt dầu thầu dầu ấm vào mũi mỗi sáng và mỗi tối trước khi ngủ

2. Tỏi

Băm hai-ba tép tỏi, nấu sôi với một cốc nước, nước sôi vặn lửa nhỏ, nấu liu riu độ mười phút, uống khi nước còn ấm. Mỗi ngày uống hai-ba lần để phục hồi khứu giác.

3. Gừng

Gừng kích hoạt cuống lưỡi và các chồi cảm giác. Thường xuyên nhai vài mẩu gừng nhỏ và uống trà gừng để phục hồi vị giác.

6. Chanh

Mùi và hương thơm của chanh giúp phục hồi tốt khả năng ngửi và nếm. Hòa nước cốt một trái chanh và hai muỗng cà phê mật ong vào nước ấm, uống mỗi ngày hai lần. Ăn vài miếng chanh (tươi hoặc muối) giữa các bữa ăn cũng giúp kích thích chồi vị giác.

7. Giấm táo

Cảm cúm mất khứu giác là thế nào 3

Mặc dù giấm táo có vị chua nhưng là hoạt chất kích thích chồi vị giác tuyệt vời

Mặc dù giấm táo có vị chua nhưng là hoạt chất kích thích chồi vị giác tuyệt vời, đồng thời cũng giúp chữa viêm xoang. Để phục hồi vị giác và khứu giác, uống nửa ly nước hòa lẫn với một muỗng canh giấm táo nguyên chất và 1/4 muỗng cà phê baking soda. Mỗi ngày uống hai lần.

9. Quế

Mùi vị nồng của quế kích thích chồi vị giác trong khi hương thơm ngọt ngào của nó làm tăng cảm giác khi ngửi. Lấy một lượng bằng nhau bột quế và mật ong, chà xát lên lưỡi, khoảng mười phút sau, súc miệng bằng nước ấm.

10. Bạc hà

Cho một muỗng canh lá bạc hà tươi vào ly nước. Đậy ly lại và để lá bạc hà ngâm trong nước khoảng nửa giờ. Vắt bỏ lá, uống hai lần mỗi ngày.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Cảm cúm