Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cam thảo bắc chữa bệnh gì? Cách dùng Cam thảo bắc thế nào?

Ngày 13/03/2023
Kích thước chữ

Cây cam thảo bắc từ lâu đã được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Loại thảo dược này có tác dụng chữa ho, chống bệnh viêm loét dạ dày,... nên đã trở thành loại thuốc bổ và được nhiều người tin dùng.

Cây cam thảo bắc được đánh giá là một loại thảo dược tốt và có thể sử dụng rất nhiều ở trong bài thuốc điều trị bệnh của Y học cổ truyền. Tuy nhiên, nếu như bạn không biết cách dùng đúng loại cây này thì cũng không tốt cho sức khỏe. Vậy Cam thảo bắc chữa bệnh gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về loại cây trị bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Nhận biết cây Cam thảo bắc

Cam thảo bắc có tên gọi khoa học là Glycyrrhiza glabra, thuộc thực vật họ Đậu (Fabaceae). Loại cây này có xuất xứ từ Trung Quốc, hiện đang được trồng với quy mô khá lớn. Ngày nay, Cam thảo ngày càng được nhập khẩu về Việt Nam và được trồng đa dạng ở nhiều nơi như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La,...

Cam thảo bắc chữa bệnh gì? Cách dùng và liều dùng của cam thảo bắc như thế nào? 1

Cam thảo bắc được trồng với quy mô lớn ở Trung Quốc

Đặc điểm của Cam thảo bắc:

  • Là loại cây nhỏ sống nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm vô cùng phát triển.
  • Có thân ngầm mọc ở dưới đất có thể đâm ngang đến khoảng 2m. Từ thân ngầm này lại mọc ra các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao khoảng 0,5 – 1,5m. Thân khá yếu, lá hình kép lông chim lẻ, có khoảng từ 9 – 17 lá chét hình trứng.
  • Hoa có hình bướm, màu tím nhạt. Loài Glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả loài đậu, loài glaba có đặc điểm nhẵn và thẳng, loài uralensis thì có hình dạng quả cong và lông cứng.

Đặc điểm dược liệu:

  • Đoạn rễ có hình trụ, cong queo hoặc thẳng tưng, dài khoảng 20 - 30cm, có đường kính từ 0,5 - 2,5cm.
  • Cam thảo khi chưa được cạo lớp bần ở phía ngoài sẽ có màu nâu đỏ cùng với những vết nhăn dọc. Còn khi đã được cạo lớp bần rồi thì sẽ có màu vàng nhạt.
  • Cây khó có thể bẻ gãy được, thường vết bẻ có màu vàng nhạt và có nhiều xơ dọc.
  • Mặt cắt ngang tồn tại nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, có hình giống như nan hoa bánh xe.
  • Mùi hương đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.

Hiện nay, Cam thảo bắc được trồng với quy mô lớn ở Trung Quốc, do đó dược liệu nước ta chủ yếu là phải nhập từ Trung Quốc. Loại thảo dược này sau 3 - 4 năm thì thu hoạch vào cuối thu hoặc vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Có thể sử dụng ở dạng bột mịn, dạng sống hoặc dạng tẩm mật. Bộ phận thường dùng nhất chính là rễ hoặc thân rễ phơi/sấy khô.

Cam thảo bắc chữa bệnh gì?

Cam thảo bắc chữa được bệnh gì là điều mà khá nhiều người thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số căn bệnh mà cam bắc thảo có thể chữa được như sau:

  • Có tác dụng dược lý hiện đại.
  • Chữa được bệnh viêm loét dạ dày.
  • Có khả năng chống co thắt.
  • Có tác dụng long đờm nhờ thành phần saponin có trong Cam thảo bắc.
  • Có thể ức chế enzym monoaminoxydase (MAO).
  • Phục hồi vết thương nhanh chóng.
  • Có khả năng giải độc nhờ morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat và giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
  • Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Tác dụng theo Đông y:

Cam thảo bắc là một loại thuốc bổ khí, có thể chống suy nhược mệt mỏi. Đông y cũng hay sử dụng cam thảo bắc để làm thuốc dẫn vào kinh, chữa nhiều căn bệnh như viêm họng, ho, nhiều đờm, một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng,... Không chỉ vậy, Cam thảo bắc còn có khả năng giải độc và điều hòa tác dụng của các phương thuốc.

Cam thảo bắc chữa bệnh gì? Cách dùng và liều dùng của cam thảo bắc như thế nào? 2Cam thảo bắc là một loại thuốc bổ khí có tác dụng chống suy nhược, mệt mỏi 

Cách dùng và liều dùng của Cam thảo bắc

Sau khi đã tìm hiểu xong về thông tin Cam thảo bắc chữa được bệnh gì, bạn cần phải nắm rõ thêm về cách dùng và liều dùng của loại thảo dược này để đảm bảo quá trình chữa bệnh được diễn ra an toàn.

Bạn có thể dùng ở dạng thuốc sắc, bột, cao thuốc và dùng phối hợp cùng với các vị thuốc khác. Mỗi ngày dùng khoảng 2 - 9g Cam thảo bắc. Trong Y học, ngoài công dụng là làm cho thuốc trở nên ngọt dễ uống, làm tá dược chế thuốc viên thì Cam thảo bắc còn được sử dụng để làm thuốc ho và thuốc giải độc.

  • Chữa bệnh viêm loét dạ dày và ruột: Mỗi ngày uống từ 3 - 4g, chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống đều đặn từ 1 - 2 tuần, sau đó nên tạm ngưng vài ngày để tránh hiện tượng nặng mặt hoặc phù nề xuất hiện.
  • Chữa đau dạ dày: Chuẩn bị 0,03g cam thảo; 0,10g bột cam thảo; 0,15g natri bicacbonat; 0,20g magie cacbonat; 0,05g bitmutnitrat basic; 0,02g bột đại hoàng; 1 viên tá dược. Uống với liều 2 - 4 viên mỗi lần, 2 - 3 lần/ngày.
  • Chữa loét dạ dày: 2 phần cao cam thảo, 1 phần nước cất hòa tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần chỉ uống 1 thìa nhỏ. Không nên uống liền kề 3 tuần.
  • Chữa bệnh ho, tiêu đờm: 200g kinh giới, cát cánh, bách bộ; 60g cam thảo; 100g trần bì. Các vị cho tán nhỏ trộn đều, mỗi ngày uống từ 3 - 9g, chia thành 3 lần uống, 2 bữa sau ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần uống từ 1 - 3g. Có thể chế biến thành cao lỏng.
  • Chữa đau bụng, nôn mửa, bí đại tiện: 7g đại hoàng; 4g cam thảo, 300ml nước, nên uống lúc cảm thấy đói.
  • Đối với người già yếu bị thần kinh suy nhược, tiêu hóa kém: 10g hà thủ ô, 2g cam thảo, 5g đại táo, 2g thanh bì, 3g trần bì, 600ml nước, 3g sinh khương. Sắc thuốc còn 200ml, chia nhỏ thành 3 - 4 lần uống trong ngày.

Lưu ý, bạn không nên sử dụng Cam thảo bắc chung với Đại Kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại để tránh hiện tượng xấu xảy ra.

Cam thảo bắc chữa bệnh gì? Cách dùng và liều dùng của cam thảo bắc như thế nào? 3Bạn nên để ý đến liều dùng đúng để có thể chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giải đáp cho bạn đọc về vấn đề "Cam thảo bắc chữa bệnh gì?", cũng như cách sử dụng Cam thảo bắc để chữa bệnh. Cam thảo bắc là một loại thảo dược chữa bệnh vô cùng tốt nên bạn hãy thăm khảo chuyên gia tình trạng sức khỏe cần cải thiện để có liều lượng sắc thuốc bồi bổ cơ thể thích hợp nhé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Thaythuocvietnam.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin