Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cần làm gì để đạt được cân nặng chuẩn của thai nhi?

Ngày 26/10/2022
Kích thước chữ

Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại thì việc quan tâm tới sức khỏe trong thai kỳ cũng là điều quan trọng. Bởi thời kỳ này người mẹ cần được cung cấp thể trạng tốt nhất để đảm bảo có thể đạt được cân nặng chuẩn của thai nhi. Qua cân nặng của thai nhi còn cho ta biết được sức khỏe của thai nhi sau khi sinh sẽ ra sao và cả tiềm năng phát triển của bé nữa.

Tuy nhiên, mang thai là cả một quá trình phức tạp. Để em bé sinh ra là một đứa trẻ khỏe mạnh, chúng ta cần phải quan tâm tới lượng dưỡng chất cung cấp cho bé kỳ thai nhi. Kể cả những yếu tố ảnh hưởng, để em bé được sinh ra với thể trạng, sức khỏe tốt nhất hay chính là đạt cân nặng chuẩn của thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi

Bạn thắc mắc em bé sẽ phát triển ra sao qua mỗi giai đoạn của thai kỳ? Qua bảng cân nặng chuẩn của thai nhi ở các tuần, thì các bà mẹ sẽ có thể giám sát được sự phát triển của thai nhi có tốt hay không từ đó thay đổi về chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý hơn. Tuy nhiên, cân nặng của em bé bạn đang mang thai có thể chênh lệch so với mức trung bình. Bạn không nên lo lắng, vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh có thể nặng từ 2,3 – 3,5 kg sau khi sinh. 

Cần làm gì để đạt được cân nặng chuẩn của thai nhi? 1 Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi từ lúc thụ tinh

Bắt đầu quá trình kể từ ngày đầu tiên khi kỳ kinh cuối cùng của bạn đến khi sinh con là 9 tháng 10 ngày, tuy nhiên theo khoa học thì thời gian mang thai hết 42 tuần. Nhưng chỉ 5% trẻ em được sinh ra đúng ngày dự sinh. Trong khoảng hai tuần trước ngày dự sinh, em bé được coi là đủ tháng trong khoảng từ 39 đến 41 tuần. Thường chia thành 3 giai đoạn mỗi giai đoạn 3 tháng và 2 giai đoạn đầu để phát triển các bộ phận cơ thể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn của thai nhi

Theo dõi cân nặng của trẻ ngay từ thời kỳ thai nhi là một phần cơ bản để đảm bảo trẻ khỏe mạnh và đang phát triển theo mong muốn. Tuy nhiên trẻ nhỏ mới sinh có nguy cơ cao xảy ra biến chứng và nguy cơ mắc các bệnh vì sức đề kháng còn kém chưa đủ sức để chống lại kháng nguyên. Thậm chí trẻ sơ sinh nhẹ cân cũng có nguy cơ tử vong trong vòng 28 ngày đầu sau sinh. Vì vậy ngay sau khi bé được sinh ra tại các khoa sản đều được cân khối lượng ngay lập tức.

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi:

Di truyền: Em bé thường được thừa hưởng nửa gen từ mẹ và bố vì vậy cả hai người đều có tác động di truyền lên em bé. 

Tuổi của cha mẹ: Các bằng chứng khoa học cho thấy các bà mẹ tuổi teen thường sinh con nhẹ cân hơn (36%). Ngoài ra nguy cơ sinh con nhẹ cân gần như cao gấp đôi đối với những bà mẹ dưới 20 tuổi. Tương tự, phụ nữ lớn tuổi 35 cũng có nguy cơ cao liên quan đến việc sinh nhẹ cân hơn. 

Lần đẻ thứ: Theo nghiên cứu khác chỉ ra rằng đứa con đầu lòng có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hơn đứa con thứ hai. Ngoài ra, những đứa trẻ sinh đôi tương đối nhỏ hơn so với những đứa trẻ đơn lẻ vì cặp song sinh có chung tử cung. 

Tuần mang thai: Một đứa trẻ sinh ra ở tuần thứ 32 sẽ nhẹ hơn một đứa trẻ sinh ra ở tuần thứ 41. Trẻ sơ sinh tăng cân trong giai đoạn sau của thai kỳ (giai đoạn thứ 2 và 3) nếu trẻ sinh non thì trẻ sẽ chưa phát triển hoàn thiện trong bụng mẹ và có khả năng cao nhỏ hơn trẻ sinh đủ tháng. 

Cân nặng của bà mẹ: Trong khi gen của mẹ và cha được phân nửa cho bé thì chiều cao và cân nặng của người cha đóng vai trò yếu tố điều kiện, còn cân nặng của người mẹ khi sinh đóng vai trò quan trọng (bởi khối lượng cơ thể người mẹ lớn tức là lượng nồng độ axit béo, glucose lớn sẽ góp phần kích thích yếu tố tăng trưởng).

Ăn kiêng khi mang thai: Chế độ ăn uống của người mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ ăn uống thiếu chất, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không được truyền cho trẻ và trẻ dễ sinh ra nhẹ cân. 

Thói quen sinh hoạt của người mẹ: Nếu người mẹ có thói quen hút thuốc và uống rượu khi mang thai thì có thể làm giảm cân nặng khi sinh của em bé. Tương tự như vậy, các loại thuốc khác nhau cũng có thể tác động tiêu cực đến trọng lượng sơ sinh của em bé. 

Giới tính: Có thấy sự khác biệt nhỏ giữa trẻ em trai và gái. Nói chung, các bé trai thường nặng hơn 1 chút. 

Điều kiện chăm sóc ý tế: Bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai đều ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Các tình trạng như thiếu máu và huyết áp cao cũng khiến em bé sinh ra nhẹ cân. Mặt khác, bệnh tiểu đường loại 1, loại 2 hoặc tiểu đường thai kỳ, có thể khiến trẻ sinh ra bị thừa cân.

Dân tộc: Nền tảng dân tộc của cha mẹ, cân nặng khi sinh của trẻ thay đổi tùy theo sắc tộc mặc dù cùng sống trong môi trường kinh tế xã hội.

Nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai 

Nhu cầu dinh dưỡng của bạn tăng cao trong thời kỳ mang thai để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và để cung cấp được lượng dưỡng chất đó thì cơ thể phải thực hiện công việc để duy trì cho thai nhi.

Cần làm gì để đạt được cân nặng chuẩn của thai nhi? 3 Chế độ ăn bồi bổ theo nhóm thực phẩm lành mạnh 

Đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu sẽ giúp em bé của bạn tăng trưởng, phát triển và duy trì cân nặng hợp lý:

  • Trái cây: Trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô đều là lựa chọn thích hợp. Một bữa ăn nên sử dụng một nửa đĩa chứa trái cây và rau.
  • Rau sống: Có thể sử dụng rau sống đóng hộp, đông lạnh. Có món salad trong thực đơn là một lựa chọn bổ dưỡng.
  • Hạt, ngũ cốc, yến mạch: Sử dụng một cốc nguyên hạt cho buổi sáng rất thích hợp. Ngũ cốc nguyên hạt là loại bao gồm cả nhân hạt. Ví dụ là yến mạch, lúa mạch, gạo lứt. 
  • Chất đạm: Phải ăn nhiều loại protein mỗi ngày như: Thịt gia cầm, hải sản, đậu, trứng, đều là những ví dụ về thực phẩm giàu protein.
  • Sản phẩm từ bơ và sữa: Khi chọn sử dụng sản phẩm từ sữa, hãy đảm bảo chúng đã được tiệt trùng. Chẳng hạn như pho mát và sữa chua thường là những lựa chọn tốt để lựa chọn.
  • Dầu và chất béo: Hạn chế chất béo từ nguồn động vật. Chất béo lành mạnh hơn có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác, chẳng hạn như một số loại cá, quả bơ và các loại hạt. Dầu dùng trong thực phẩm chủ yếu đến từ các nguồn thực vật (dầu ô liu, đậu nành).

Những loại vitamin, khoáng chất cần cung cấp:

  • Canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành răng và xương của trẻ. Một số nguồn tuyệt vời bao gồm sữa, sữa chua nguyên chất, pho mát và các loại rau lá xanh (1000mg mỗi ngày).
  • Sắt: Bổ sung 27mg sắt mỗi ngày. Sẽ giúp các tế bào hồng cầu cung cấp đầy đủ oxy cho thai nhi đang lớn. Bạn có thể tìm thấy nó trong thịt nạc đỏ, thịt gia cầm và đậu Hà Lan. 
  • I-ot: Sẽ giúp sự phát triển trí não của bé một cách khỏe mạnh. Các nguồn cung cấp iốt bao gồm các sản phẩm từ sữa, hải sản, thịt và trứng.
  • Choline: Choline không thể thiếu đối với sự phát triển của não và tủy sống của thai nhi, và bạn cần sử dụng 450 mg mỗi ngày. Sữa, trứng, đậu phộng và các sản phẩm từ đậu nành là những lựa chọn tốt để thêm bữa ăn của bạn.
  • Vitamin A: Cà rốt, khoai lang và các loại rau xanh đều chứa vitamin A, giúp xương của bé phát triển, đồng thời hình thành thị lực và làn da khỏe mạnh (770 mcg mỗi ngày).
  • Vitamin C: 85mg vitamin C mỗi ngày giúp thúc đẩy sự phát triển nướu, răng và xương khỏe mạnh. Vitamin C được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt, Súp lơ, cải xanh, cà chua và dâu tây.
  • Vitamin D: Ánh nắng mặt trời, sữa và các loại cá béo như cá hồi đều giúp cung cấp 600 đơn vị vitamin D mà bạn nên tiêu thụ mỗi ngày khi mang thai. Vitamin D giúp hình thành xương và răng của bé, đồng thời giúp tăng cường thị lực và làn da khỏe mạnh.
  • Vitamin B6: Vitamin B6 giúp em bé của bạn hình thành các tế bào hồng cầu, mục tiêu cần là 1,9mg mỗi ngày. Thịt bò, thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt và chuối đều là những nguồn cung cấp vitamin B6 dồi dào.
  • Vitamin B12: Giúp sự phát triển và duy trì hệ thống thần kinh của con bạn cũng như sự hình thành các tế bào hồng cầu. Thịt gia cầm, cá và sữa sẽ giúp bạn đạt được đủ với nhu cầu (2,6mcg mỗi ngày).
  • Axit folic: Chúng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vitamin B này giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống, đồng thời hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Có trong các loại thực phẩm như: Lạc, rau xanh, đậu và nước cam sẽ giúp đạt được mục tiêu 600 mcg mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ riêng thức ăn là không đủ, nên khuyến khích thường xuyên sử dụng nước cam để đạt lượng yêu cầu mỗi ngày.

Lưu ý rằng mẹ bầu không ăn quá nhiều mà quan trọng là cung cấp đủ dưỡng chất. Kiểm soát được cân nặng, không nên tăng hoặc thiếu cân quá mức.

Trong cả quá trình mang thai mẹ bầu chỉ nên tăng trọng lượng từ 10 – 12kg, với đa thai thì có thể tăng từ 16 – 20kg. Có chế độ luyện tập, nghỉ ngơi phù hợp, để cơ thể thoải mái bởi stress, lo lắng cũng làm ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi. Điều cuối cùng là cần có lịch thăm khám thai nhi điều đặn với bác sĩ, để theo dõi sự phát triển của thai kì. 

Một số biến chứng thai kỳ có thể gặp làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Những biến chứng này có thể liên quan đến sức khỏe của người mẹ, sức khỏe của thai nhi thậm chí là cả hai. Chăm sóc trước khi sinh ngay từ sớm và thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề bằng cách cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chẩn đoán, điều trị hoặc quản lý các tình trạng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn của thai nhi.

Thậm chí chăm sóc trước khi sinh cũng có thể giúp xác định các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần liên quan đến thai kỳ , chẳng hạn như lo lắng và trầm cảm.

Huyết áp cao

Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp xảy ra khi các động mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm. Điều này làm tăng áp lực trong động mạch để bù lại lượng máu bị suy giảm.

Trong thai kỳ, điều này có thể khiến máu khó đến được nhau thai, nơi cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Lưu lượng máu giảm có thể làm chậm sự phát triển của thai nhi và khiến người mẹ có nguy cơ sinh non cao hơn.

Những phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai sẽ phải được theo dõi bằng thuốc nếu cần thiết trong suốt thai kỳ của họ. Huyết áp cao phát triển trong thai kỳ được gọi là tăng huyết áp thai kỳ. Thông thường, tăng huyết áp thai kỳ xảy ra trong nửa sau của thai kỳ và hết sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi một phụ nữ không bị tiểu đường trước khi mang thai nhưng phát triển tình trạng này trong khi mang thai. Thông thường, cơ thể tiêu hóa các phần thức ăn của bạn thành đường gọi là glucose. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Sau khi tiêu hóa, glucose sẽ di chuyển vào máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Để đưa glucose ra khỏi máu và đi vào các tế bào của cơ thể, tuyến tụy của bạn tạo ra một loại hormone gọi là insulin. Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố do mang thai khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng bình thường. Thay vào đó, glucose tích tụ trong máu của bạn, gây ra bệnh tiểu đường. 

Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ, bằng cách tuân theo kế hoạch điều trị do các bác sĩ chăm sóc sức khỏe, là cách tốt nhất để giảm hoặc ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến lượng đường trong máu cao trong thai kỳ. Nếu không được kiểm soát, có thể dẫn đến huyết áp cao và sinh con thiếu tháng, làm tăng nguy cơ sinh mổ.

Cần làm gì để đạt được cân nặng chuẩn của thai nhi? 4 Kiểm soát đường huyết trong thời kỳ mang thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé

Nhiễm trùng 

Nhiễm trùng, bao gồm cả một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc khi sinh dẫn đến các biến chứng cho phụ nữ mang thai, cho thai kỳ và em bé sau khi sinh.

Một số bệnh nhiễm trùng có thể truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh trong khi sinh khi trẻ sơ sinh đi qua ống sinh dục. Nhiều bệnh nhiễm trùng trong số này có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng cách chăm sóc theo dõi trước khi mang thai, trước khi sinh và sau sinh.

Một số bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ có thể gây ra những hậu quả gồm:

  • Sẩy thai (trước tuần 20 của thai kỳ).
  • Mang thai ngoài tử cung (khi phôi làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng).
  • Chuyển dạ và sinh non (trước khi thai được 37 tuần).
  • Cân nặng chuẩn của thai nhi bị thay đổi.
  • Dị tật bẩm sinh bao gồm mù, điếc, dị tật xương và thiểu năng trí tuệ.
  • Mắc bệnh trong thời kỳ sơ sinh (Vàng da). 
  • Sơ sinh tử vong.
  • Các biến chứng sức khỏe bà mẹ.
  • Sinh non
  • Chuyển dạ sinh non là quá trình chuyển dạ bắt đầu trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Bất kỳ trẻ sơ sinh nào được sinh ra trước 37 tuần đều có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe cao hơn. Một số điều kiện làm tăng nguy cơ sinh non bao gồm nhiễm trùng, cổ tử cung ngắn. 

Progesterone, một loại hormone được sản xuất tự nhiên trong thời kỳ mang thai, có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa sinh non ở một số phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2003 đã phát hiện ra rằng việc bổ sung progesterone cho những phụ nữ có nguy cơ sinh non cao do sinh non trước đó sẽ làm giảm 1/3 nguy cơ sinh non tiếp theo. 

  • Trầm cảm và lo lắng: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường xuyên có các triệu chứng trầm cảm sau khi sinh con, và lo lắng đồng thời xảy ra ở 43% phụ nữ mang thai và sau sinh bị trầm cảm, khiến biến chứng trầm cảm và lo âu liên quan đến thai kỳ trở thành một trong những biến chứng thai kỳ phổ biến hơn. Các tình trạng bệnh lý này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
  • Sẩy thai: Sẩy thai là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sẩy thai do nguyên nhân tự nhiên xảy ra trước tuần 20. Các dấu hiệu có thể bao gồm chảy máu âm đạo, chuột rút, hoặc chất lỏng chảy ra từ âm đạo. Tuy nhiên, chảy máu từ âm đạo không có nghĩa là sẩy thai sẽ xảy ra hoặc đang xảy ra. Phụ nữ gặp dấu hiệu này vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ nên liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc, điều trị kịp thời. 

Qua bài viết trên, nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của sức khỏe và cân nặng chuẩn của thai nhi trong thời kỳ bầu bí. Chúc bạn và gia đình sẽ mạnh khỏe, hạnh phúc để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.