Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trào ngược dạ dày độ a nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dư thừa trào ngược lên thực quản làm bị tổn thương các niêm mạc thực quản. Bệnh chia thành nhiều cấp độ, trong đó viêm thực quản trào ngược độ a là giai đoạn mà người bệnh bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng đầu tiên như nóng rát, ợ chua, nóng rát vùng ngực, có thể bị nghẹn ở xưng ức, vẫn ăn uống bình thường chưa có cảm giác đau hay nuốt vướng. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ ngày càng nặng hơn và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác nếu không được điều trị sớm như nóng rát lan ra cả vùng hầu họng, mang tai gây ra hiện tượng ho hen kéo dài, khó thở, thậm chí có thể gây phù nề phế quản.
Trào ngược dạ dày độ a chưa gây nguy hiểm ngay cho người bệnh, nhưng khi hiện tượng trào ngược axit lên thực quản diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho niêm mạc thực quản ngày càng tổn thương nặng hơn và gây ra một số biến chứng trầm trọng liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa:
Để điều trị trào ngược dạ dày độ a, người bệnh cần đi khám và biết chính xác tình trạng bệnh tình từ đó tìm ra cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả nhất.
Trên thực tế, việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn bởi nguyên nhân gây bệnh thường không tồn tại riêng lẻ, mà kết hợp trên cùng một bệnh nhân nên việc điều trị muốn thành công cũng cần kết hợp nhiều cơ chế. Nguyên tắc điều trị chính là: làm lành các vết viêm loét trong dạ dày, ngăn chặn stress, giảm tiết axit dạ dày, tăng tốc độ tiêu hóa để làm rỗng dạ dày. Trong đó, dinh dưỡng và lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất.
Hường
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.