Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không phổ biến như các bệnh lý ở ống tai và tai giữa nhưng viêm vành tai ở trẻ em cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Trong đó, dấu hiệu điển hình của viêm vành tai ở trẻ em chính là tình trạng vành tai sưng đỏ, và đau khi chạm vào.
Vành tai (loa tai) là một phần của tai ngoài, với hình hơi cong và bề mặt lồi lõm. Đây là bộ phận có chức năng thu nhận âm thanh từ bên ngoài vào tai. Vành tai được cấu trúc bởi hệ thống sụn, dây chằng và cơ, lớp da bao phủ bên ngoài, phần da và mỡ (dái tai) ở phần dưới vành tai.
Chính vì cấu tạo đặc biệt này nên vành tai luôn có độ dẻo dai và đàn hồi rất tốt. Nhưng cũng là bộ phận dễ bị tổn thương, nhiễm trùng do thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Khi nhắc đến các bệnh lý tai ở trẻ em, cha mẹ hầu hết chỉ quen thuộc với viêm tai giữa, viêm tai ngoài hoặc các bất thường trong hòm nhĩ, màng nhĩ mà không biết đến bệnh viêm vành tai ở trẻ em. Do đó, khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu của viêm vành tai như vành tai bé bị sưng đỏ, ngứa và đau ở vành tai khiến cha mẹ rất bối rối không biết phải xử trí như thế nào. Hãy đọc ngay bài viết này để có thêm kiến thức về căn bệnh này nhé!
Viêm vành tai là tình trạng các mô bao xung quanh và nuôi dưỡng sụn bị viêm. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu viêm vành tai nhờ quan sát bằng mắt thường. Khi bị viêm, vành tai của trẻ thường sẽ bị sưng, tấy đỏ và có thể kèm theo các triệu chứng sau đây:
Viêm vành tai ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do tác động của các hoạt động môi trường bên ngoài cũng có thể là những nguyên nhân bên trong. Viêm vành tai thường xảy ra 2 thể gồm:
Bên cạnh những nguyên nhân do nhiễm khuẩn, viêm vành tai ở trẻ em có thể do một số nguyên nhân khác như:
Nếu xác định được nguyên nhân do côn trùng, cha mẹ có thể xử trí bằng các thảo dược thiên nhiên như dầu tràm, các loại kem bôi da không kê đơn nhằm làm dịu vết đốt, giảm độc tính... Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, nếu viêm vành tai ở trẻ em không hết sưng hoặc tình trạng viêm nặng hơn, hãy đưa trẻ đi khám và điều trị sớm.
Với tình trạng viêm vành tai nhẹ chỉ sưng đỏ mà không có mủ do côn trùng hoặc chấn thương nhẹ thì cha mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách vệ sinh tai bằng nước ấm và sát trùng khu vực viêm cho trẻ. Kết hợp theo dõi trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và kịp thời xử lý. Ở mức độ này, viêm vành tai sẽ nhanh chóng khỏi dứt điểm sau vài ngày điều trị mà không để lại biến chứng.
Nếu viêm vành tai ở trẻ em mức độ nặng khiến trẻ bị mưng mủ ở tai thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trường hợp viêm mủ nhiều có thể cần phải chích để dẫn lưu mủ. Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kết hợp để điều trị nội khoa, nhằm kháng viêm, giảm triệu chứng sưng tấy. Cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định, chăm sóc, vệ sinh tai cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tái phát và nhanh hồi phục.
Có thể thấy, viêm vành tai ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ mà còn có thể làm giảm thẩm mỹ và khả năng nghe của tai. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và ngăn chặn tái phát nếu cha mẹ tuân thủ các lưu ý khi chăm sóc trẻ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh kiến thức nhận biết xử trí và cách phòng bệnh viêm vành tai hiệu quả nhất.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.