Kiến ba khoang có cánh không và biểu hiện sao khi bị đốt?
1. Đặc điểm kiến ba khoang có cánh
Bác sĩ Lâm Bình Diễm của Khoa Da liễu - Bệnh viện quận 2. TP Hồ Chí Minh cho biết, kiến ba khoang có cánh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Chủ yếu là khi độ ẩm cao, thích ánh sáng đèn ban đêm nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, bám vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn...
- Kiến ba khoang có thân dài, kích thước khoảng 1,5 tới 20 mm, màu đỏ nâu và có cánh. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như kiến ba khoang, kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, kiến cong đít.
- Trong thân kiến có chất pederin - độc tính, gây bỏng. Nếu không may bạn tiếp xúc với kiến ba khoang phải sẽ tạo phản ứng viêm da, mụn nước như bỏng, mụn mủ nhỏ li ti.
Kiến ba khoang có cánh không là thắc mắc của rất nhiều người
Những tình huống khiến bạn dễ bị kiến tiếp xúc như vô ý quẹt tay hoặc đập nát chúng; kiến vô tình rơi vào mặt, cổ và vùng da hở trên cơ thể. Một số trường hợp kiến bám vào khăn mặt, quần áo, mắt kính, người không chú ý sẽ khiến chất độc tiếp xúc với da.
Thông thường, mọi người ít khi tới bệnh viện để xử lý vết thương do kiến ba khoang gây ra. Một số người còn nhầm lẫn giữa mẩn đỏ do tiếp xúc kiến ba khoang và bệnh giời leo (zona) và tự ý mua thuốc thoa lên da.
Vết bỏng do kiến ba khoang có cánh không nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng nếu xử lý không phù hợp, tình trạng tổn thương da sẽ nặng hơn.
2. Kiến ba khoang có cánh sống ở đâu?
Kiến ba khoang có cánh thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng.
Trong thân kiến có chất Pederine có thể gây cháy, bỏng da giống như chất cantharidin của sâu ban miêu và chất phospho ở "con giời".
Về tập tính và thức ăn của chúng thì các loài bọ này thường tìm thấy trên các ruộng lúa (từ năm 1919), môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, có cỏ mọc xung quanh.
Kiến ba khoang có bay được không?
Khi ruộng lúa bắt đầu xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng sẽ tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con nên chúng được xem như là loài thiên địch.
Do đặc điểm có cánh nên khi ruộng lúa vào mùa gặt thì chúng có thể bay vào các khu chung cư cao tầng nơi có ánh sáng đèn neon để ăn các loại côn trùng rầy nâu, bọ hóng ở trong nhà.
Kiến ba khoang thường trú ẩn, sống ở ruộng lúa, rồi theo côn trùng bay vào nhà bạn
Trong suốt mùa mưa, bão hay lũ lụt làm ngập đồng ruộng, ao hồ, các loại côn trùng này sẽ di chuyển đến các vùng khô ráo hơn và theo ánh đèn bay vào nhà.
Những người làm việc dưới ánh đèn dễ bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình thì thường vô tình giơ tay đập, quệt, chà sát côn trùng và chất Pederin có trong côn trùng rơi vào da.
Có khi côn trùng bám vào khăn mặt, quần áo. Nhiều người không chú ý và chà xát phải côn trùng gây thành viêm da bọng nước (có trường hợp còn tự giết côn trùng và đưa tay quết lên da và tạo thành vết thương).
3. Tác hại do kiến ba khoang gây ra đối với con người
Lượng độc tố truyền sang da người qua vết đốt rất nhỏ nên chỉ có thể làm da nổi bọng nước, ngứa rát, khi gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da.
Đặc biệt, chất Pederin sẽ lan nhanh khi người bệnh đập kiến trên da, khiến vùng bị thương lan nhanh và rộng. Hơn nữa, độc tố này khi tiếp xúc với da sẽ cộng sinh dính da vào khiến mức độ tổn thương do kiến ba khoang tăng cao.
Tác hại của vết đốt kiến ba khoang có cánh
Triệu chứng điển hình khi bị kiến đốt là phồng rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 đến 36 giờ.
Nếu không xử lí kịp thời các triệu chứng trên thì tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét, khi đó những tổn thương này sẽ có hình dạng là đường thẳng dài, hay hình chữ Y… tùy theo cách bạn giết chúng.
Triệu chứng điển hình khi bị kiến đốt là phồng rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc
Kiến ba khoang có cánh không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chủ yếu gây tổn thương trên da.
Tuy nhiên, nếu bị với số lượng lớn vị trí viêm da là vùng đầu mặt, cổ, tay, chân, hông lưng thì cần phải đi viện điều trị nhé; đặc biệt tổn thương da nặng nhất, lan tỏa rộng nhất ở vùng da mềm.
Viêm da có thể dạng giống như tổn thương của bệnh Zona (Giời leo). Vết phồng thường xuất hiện độ một ngày sau khi bị dính độc tố. Nếu được trị dứt điểm thì sau một tuần sẽ hết.
Nếu điều trị quá muộn thì tổn thương da có thể để lại sẹo đỏ đến nhiều tháng mới hết. Nếu độc tố của chúng dính vào mắt sẽ cực nguy hiểm, vì bạn sẽ bị viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp còn bị mù tạm thời.
Như vậy, những kiến thức về kiến ba khoang có cánh, nơi ở, dấu hiệu triệu chứng cùng các tác hại bạn gặp phải khi bị kiến ba khoang đốt sẽ giúp bạn phòng tránh và có biện pháp xử trí khi bị kiến ba khoang đốt ngay khi người thân hoặc chính bạn bị đốt nhé.
Thanh Hoa