Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chàm bội nhiễm có lây không?

Ngày 19/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chàm bội nhiễm là dạng nghiêm trọng nhất trong các dạng của chàm. Khi gặp tình trạng này, da bị tổn thương sâu và phạm vi biểu hiện bệnh trên da thường khá rộng, nếu không được chữa trị đúng cách sẽ rất dễ sinh biến chứng. Chính vì tính nguy hiểm của bệnh, một câu hỏi được nhiều người đặt ra liên quan đến căn bệnh này là “Chàm bội nhiễm có lây không?”.

Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh chàm bội nhiễm thông qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Chàm bội nhiễm có lây không?

Chàm bội nhiễm có tên tiếng Anh là Eczema Herpeticum, đây là dạng tiến triển nặng của bệnh chàm, nguy hiểm hơn các loại chàm thường gặp khác. Thường xuất hiện do sự tấn công cùng lúc của một số loại virus, vi khuẩn hay tụ cầu khuẩn vào các tổn thương da đã có trước đó. Không đơn giản chỉ là bệnh lý ngoài da, chàm bội nhiễm có thể lan rộng, phát tán thêm ở những vị trị ngoài phạm vi nốt sưng viêm ban đầu.

Với các bệnh chàm thông thường, chúng không có khả năng lây lan sang người khác vì không phải bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, khi chàm bội nhiễm được kích hoạt, những virus, vi khuẩn gây bệnh có thể truyền từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc qua da hay gián tiếp thông qua các vật dụng dùng chung. Do vậy, chàm bội nhiễm hoàn toàn có thể lây lan sang các đối tượng khác.

Chàm bội nhiễm có lây không? 1

Chàm bội nhiễm có lây không?

Đối tượng có nguy cơ cao mắc chàm bội nhiễm

Ai cũng có khả năng mắc căn bệnh này, tuy nhiên tỷ lệ chàm bội nhiễm hình thành ở một số đối tượng sau thường cao hơn bình thường:

  • Có người thân trong gia đình bị chàm bội nhiễm hoặc hen suyễn.
  • Vệ sinh da không sạch sẽ, để da trong tình trạng mồ hôi nhễ nhại, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Làm sạch da không đúng cách sau khi sử dụng chất có tính tẩy rửa.
  • Dễ bị dị ứng với các kích thích bên ngoài dẫn đến nhiễm khuẩn.
  • Thời tiết thay đổi, nấm da tăng sinh. Môi trường sống ô nhiễm.
  • Sức đề kháng kém, suy giảm hệ nhiễm dịch.

Chàm bội nhiễm có lây không? 2

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc chàm bội nhiễm

Triệu chứng của chàm bội nhiễm

Vì tính nguy hiểm cũng như khả năng lây lan của bệnh, mọi người nên phát hiện sớm những dấu hiệu sau của chàm bội nhiễm để chữa trị kịp thời và ngăn chặn nguy cơ lan rộng.

Da ngứa ngáy, đỏ rát

Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng phổ biến nhất, hầu như ai cũng trải qua khi mắc chàm bội nhiễm. Một số vị trí da trên cơ thể bạn sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ như dị ứng, đi cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu càng gãi, vi khuẩn sẽ theo các vết xước tạo ra tấn công vào sâu trong da và gây bội nhiễm.

Da nổi mụn nước

Những vùng da đỏ ngứa trên cũng có thể hình thành mụn nước li ti khi mắc bệnh chàm bội nhiễm. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, các mụn nước này có thể vỡ ra, gây sưng mủ, viêm loét. Ngoài ra, chất dịch trong các bọng nước này nếu tiếp xúc với vùng da có vết thương hở khác sẽ khiến virus, vi khuẩn gây bệnh lây lan nhanh hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng chàm bội nhiễm.

Chàm bội nhiễm có lây không? 3

Da đỏ ngứa và xuất hiện các mụn nước li ti khi bị chàm bội nhiễm

Da khô, bong tróc vảy

Cơ thể có cơ chế tự làm lành bằng cách đóng vảy khô ở những vùng da bị tổn thương nặng. Các lớp vảy tích tụ ngày càng nhiều và dày nhưng mầm bệnh là các virus, vi khuẩn vẫn không được tiêu diệt sẽ làm làn da của bệnh nhân suy yếu, dễ khô tróc và kích ứng hơn.

Bên cạnh những triệu chứng ngoài da cơ bản, người mắc bệnh chàm còn có thể gặp phải các tình trạng nghiêm trọng hơn như đau nhức mỏi người, sưng hạch bạch huyết, sốt cao dai dẳng không dứt,...

Biến chứng của chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm hình thành đồng nghĩa với việc bệnh chàm đã tiến triển nặng lên rất nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời, ngoài việc lây lan mạnh hơn, chàm bội nhiễm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ trên da mà còn kéo sang các bộ phận khác của cơ thể.

Viêm mô tế bào, da lở loét

Virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào sâu trong mô da làm da bị tụ mủ, sưng đỏ. Đây là dạng nhiễm trùng da rất nặng, nếu không được điều trị đúng cách, sau một thời gian tình trạng này sẽ gây lở loét, da bị tổn thường nặng nề. Sau khi các vết thương này lành lại thì việc hình thành sẹo là điều khó tránh khỏi.

Ảnh hưởng đến thị lực

Chàm bội nhiễm rất dễ lây lan sang các vùng da hở, trong đó có mắt. Khi bệnh tiến triển nặng và lan rộng, vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào trong giác mạc làm nhiễm trùng mắt và có thể gây hư tổn một phần giác mạc. Hiện tượng này không chỉ khiến thị lực suy giảm mà còn có nguy cơ dẫn đến mù lòa.

Chàm bội nhiễm có lây không? 4

Chàm bội nhiễm gây ảnh hưởng đến thị lực

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của chàm bội nhiễm. Tình trạng này xảy ra khi các tác nhân gây bệnh tấn công qua da, đi vào hệ mạch và gây nhiễm trùng máu. Nếu không kịp thời can thiệp, nhiễm trùng máu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như suy hô hấp, suy tim, viêm màng não hay thậm chí là tử vong.

Như vậy, chàm bội nhiễm hoàn toàn có thể lây lan từ người này sang người khác. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết về căn bệnh này. Để phòng tránh hiệu quả chàm bội nhiễm, mọi người không nên có thái độ kỳ thị, xa lánh người bệnh mà hãy chú trọng vệ sinh, chăm sóc sức khỏe làn da của mình bạn nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm