Long Châu

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng

Ngày 19/09/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có tỉ lệ tử vong rất cao. Mặc dù nhiễm trùng máu có thể điều trị nếu phát hiện sớm, nhưng các triệu chứng của nhiễm trùng máu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và thường không được phát hiện sớm.

Bạn đã biết nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh và nhiễm trùng máu mức độ nguy hiểm chưa?

1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không thì chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng bệnh trước:

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng máu:

  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra.
  • Những người bị mắc các bệnh có nguy cơ cao gây ra nhiễm trùng máu: viêm phổi, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường tiểu, viêm mô tế bào, u nhọt.
  • Dân số lão hóa làm gia tăng nhiễm trùng huyết.
  • Tỷ lệ các chủng vi khuẩn, vi rút kháng thuốc tăng khiến việc điều trị bệnh nhiễm trùng máu khó khăn hơn.
  • Do hệ miễn dịch suy yếu bởi các bệnh HIV, điều trị ung thư, tác dụng của thuốc cấy ghép.

Những đối tượng dễ mắc bệnh:

  • Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Bệnh có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn hoặc người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng bị bệnh phổ biến với mức độ nguy hiểm nhiều hơn.
  • Những người có bệnh nặng kèm theo.
  • Những người có các vết thương hở, chưa lành như bỏng, dao khứa,…
  • Những người đang phải sử dụng một số thiết bị xâm lấn như ống thở, bơm truyền tính mạch….

Triệu chứng nhiễm trùng máu:

  • Thân nhiệt bệnh nhân trên 30 độ C hoặc dưới 36 độ C;
  • Nhịp thở nhanh hơn trơn 20 nhịp/ phút;
  • Nhịp tim đập nhanh hơn trên 90 nhịp/phút;

Triệu chứng bệnh nhiễm trùng máu đã nặng:

  • Có lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh;
  • Có tình trạng tâm thần không ổn định;
  • Xét nghiệm thấy số lượng tiểu cầu trong máu giảm;
  • Khó thở;
  • Bị loạn nhịp tim;
  • Người bệnh thấy đau vùng bụng;
  • Bị sốc nhiễm trùng.
Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng 1Triệu chứng điển hình của nhiễm trùng máu là tim đập nhanh, nhịp thở nhanh

2. Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Khi bị nhiễm trùng huyết lượng lớn các hóa chất (từ các tác nhân gây bệnh) được tiết vào máu có thể gây ra chứng viêm mãn tính, dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng.

Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nặng về tuần hoàn, rối loạn đông máu, hô hấp, suy gan thận và các tạng khác.

Nhiễm trùng máu mức độ nguy hiểm như thế nào? Ở trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp, hiện tượng này là "Sốc nhiễm trùng", có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng một số bộ phận như phổi, thận và gan.

Giai đoạn này bệnh trở nên rất nặng, có những trường hợp được điều trị tích cực, kháng sinh phù hợp nhưng bệnh nhân vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng 2Trường hợp nhiễm khuẩn nặng gây suy giảm chức năng của tuần hoàn, rối loạn đông máu, thậm chí là sốc nhiễm trùng gây tử vong

3. Biện pháp điều trị và cách phòng bệnh nhiễm trùng máu

Điều trị

Nhiễm trùng máu có chữa được không? Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không thì câu trả lời có nên chúng ta phải có biện pháp điều trị bệnh kịp thời. Ngày nay cùng với sự tiến bộ của các biện pháp chẩn đoán phát hiện bệnh và kháng sinh thì việc chữa trị nhiễm trùng máu có đã có kết quả rõ rệt, giảm được tử vong rất nhiều. 

Việc điều trị bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm cùng như loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, hỗ trợ khả năng tuần hoàn và hô hấp, chống rối loạn đông máu.

Trước khi sử dụng kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để làm kháng sinh đồ chọn ra kháng sinh phù hợp song không phải chờ kết quả của kháng sinh đồ mới điều trị mà nên dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi lấy bệnh phẩm.

Phòng bệnh

Việc phòng bệnh nhiễm trùng huyết muốn đạt được hiệu quả tốt cần phải thực hiện công tác vô trùng trong bệnh viện một cách chặt chẽ; đặc biệt là khi làm các phẫu thuật, thủ thuật... Lưu ý điều trị triệt để các bệnh có ổ mủ và ổ áp-xe.

Không được tự nặn, chích sớm những mụn nhọt viêm nhiễm ở ngoài da như đinh râu là một loại mụn độc thường xuất hiện ở vùng quanh miệng, hậu bối là bệnh về da liên quan đến nhóm các nang lông tóc gồm nhiều nhọt cụm lại với nhau... 

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và triệu chứng 3Bạn không nên tự ý nặn, chích mụn nhọt viêm nhiễm trên da tránh làm nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không, như các chuyên gia cho biết là cực nguy hiểm nên bạn nên chủ động dùng kháng sinh sớm, đủ liều, có hiệu quả ngay từ đầu trong những bệnh tiên lượng. 

Đây là biện pháp tốt nhất để tránh việc có thể chuyển sang nhiễm trùng huyết do nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, phế cầu khuẩn Pneumococcus, các loại vi khuẩn đường ruột Enterococcus.

Khi dùng các thuốc ức chế miễn dịch cần có chế độ giám sát chặt chẽ và sử dụng cùng với các thuốc để tăng sức đề kháng của bệnh nhân.

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, tỉ lệ tử vong khá cao, chiếm từ 20 – 50% nên việc chủ động phòng ngừa là vấn đề cần được mọi người quan tâm lưu ý, để hạ thấp bệnh lý nhiễm trùng huyết trong điều kiện hiện nay các loại vi khuẩn đang có xu hướng kháng lại với các loại kháng sinh đang sử dụng. Từ đó, sẽ làm khó khăn, hạn chế công tác điều trị bệnh nhiễm trùng máu hơn.

Thanh Hoa

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm