Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Chậm chạp vụng về ở trẻ nhỏ và 6 gợi ý cải thiện thói quen cho trẻ

Ngày 28/08/2024
Kích thước chữ

Chậm chạp vụng về ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và cảm thấy đau đầu vì không biết cách khắc phục hiệu quả nhất cho bé, gây ra nhiều trở ngại lớn trong các hoạt động thường ngày và giảm năng suất học tập.

Một số trẻ em trong đời sống hàng ngày thường có thói quen chậm chạp vụng về trong mọi việc, tưởng chừng như vô hại nhưng về lâu dài thói quen này sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của bé, làm giảm chất lượng học tập. Vì thế nhiều bố mẹ rất muốn sửa đổi tính cách này cho bé ngay từ nhỏ nhưng lại không biết cách nào phù hợp và hiệu quả, hãy cùng tìm hướng giải quyết với Nhà thuốc Long Châu trong bài viết sau nhé.

Hiểu đúng về tính cách chậm chạp vụng về ở trẻ

Trước khi nói đến tính cách chậm chạp vụng về ở trẻ nhỏ, bạn đọc cần biết qua về “tốc độ xử lý” - thuật ngữ mô tả thời gian một người nhận thức được thông tin và đưa ra phản hồi.

Theo Tiến sĩ Ellen Braaten - Phó Giáo sư tâm lý học tại Trường Y Harvard và Phó Giám đốc Trung tâm Clay về tư duy khỏe mạnh của trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết thực tế không có cách nào để một người có thể hoạt động nhanh hơn nếu họ đã có thói quen chậm chạp.

Tuy vậy cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này đó là nên chấp nhận, điều chỉnh và ủng hộ tinh thần người đó, vì thế vị chuyên gia đã gợi ý một số cách giúp thay đổi dần sự lề mề của trẻ ở nhà và trường học, cụ thể:

  • Trẻ có thói quen chập chạm trì hoãn khi ở nhà có thể làm cho mọi tình huống xảy ra trở nên khó khăn hơn, đồng thời gây ra cảm giác khó chịu cho bố mẹ và người thân khi mọi người phải chờ đợi.
  • Thêm nữa ban đầu thói quen xấu này của trẻ chỉ xảy ra trong phạm vi gia đình, nhưng khi trưởng thành có nhiều mối quan hệ và thói quen xấu này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không uốn nắn ngay từ nhỏ, trẻ sẽ không biết những hậu quả của thói quen chậm chạp vụng về của mình sẽ làm ảnh hưởng tới người khác thế nào.

Do đó để khắc phục hiệu quả tình trạng này của trẻ, các bố mẹ cần hiểu rõ “tốc độ xử lý” của chính mình, để từ đó, có thể hiểu rõ hơn về biện pháp phù hợp với con.

Chậm chạp vụng về ở trẻ nhỏ và 6 gợi ý giúp bố mẹ cải thiện thói quen cho trẻ 1
Tính cách chậm chạp vụng về của trẻ cần được bố mẹ uốn nắn ngay từ nhỏ

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chậm chạp vụng về ở trẻ nhỏ

Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ có thói quen chậm chạp vụng về đó là các động tác không dứt khoát, chậm, nhút nhát và nói năng rụt rè. Dưới đây là các lý do khiến trẻ có thói quen chậm chạp vụng về, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ để xác định đúng tình trạng của bé nhà mình.

Trẻ bị rối loạn nhịp điệu

Các bố mẹ hay có tâm lý tự đánh giá con cái theo tiêu chuẩn của người lớn, mặc dù trẻ em cũng có nhịp điệu riêng nhưng chắc chắn không thể kiểm soát cơ thể tốt bằng người lớn, vì trẻ nhỏ vốn tò mò, hiếu kỳ, nên dễ bị chi phối, không tập trung vào một việc.

Do đó hẳn là sẽ có nhiều bố mẹ hối thúc trẻ bằng cách biểu hiện tâm lý lo lắng ra ngoài, làm phá vỡ nhịp sinh hoạt của trẻ và chúng lại càng không thể theo kịp nhịp độ người lớn nên sẽ ngày càng chậm.

Trẻ bị hình thành cảm xúc tiêu cực

Khi bố mẹ càng hối thúc trẻ hành động, tâm lý các bé sẽ dễ xuất hiện cảm xúc tiêu cực chống đối lại bố mẹ, lặp đi lặp lại sẽ hình thành tính cách trẻ dễ nổi loạn do ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực lâu ngày, người lớn càng hối thúc trẻ càng cố tính làm chậm hoặc thậm chí không làm.

Lâu dần trẻ có thể sinh ra tính ỷ lại vào người khác, vì cảm giác bản thân có làm cũng không nhanh được nên để mặc người khác lo liệu và tất nhiên sẽ khiến chúng mãi là những đứa trẻ không chịu lớn.

Chậm chạp vụng về ở trẻ nhỏ và 6 gợi ý giúp bố mẹ cải thiện thói quen cho trẻ 2
Trẻ nhỏ dễ hình thành tâm lý nổi loạn và chống đối nếu bố mẹ thường xuyên hối thúc trẻ

Trẻ có vấn đề tâm lý

Có nhiều bố mẹ dễ nóng tính nên thường hối thúc trẻ làm nhanh trước khi họ nổi giận, điều này vô tình hình thành tâm lý trẻ bị thiếu tự tin vào bản thân nên trong tiềm thức các bé luôn nghĩ tốc độ của mình cực kỳ chậm so với người khác.

Một số trường hợp khác bố mẹ không có thời gian nói chuyện với con, hay nổi giận với con khiến trẻ dần thu mình lại với mọi người xung quanh, nhút nhát hơn, làm gì cũng chậm chạp.

6 gợi ý để khắc phục thói vụng về, lề mề của trẻ

Trước những vấn đề trên, bố mẹ cần làm cách nào để cải thiện thói quen chậm chạp vụng về của trẻ ngay từ nhỏ, dưới đây là một số gợi ý dành cho bố mẹ.

Dạy trẻ hiểu “thời gian là vàng”

Trẻ nhỏ chưa nhận thức được giá trị thời gian nên bố mẹ cần phân tích nhẹ nhàng cho trẻ hiểu thời gian quý giá như thế nào qua những câu châm ngôn nổi tiếng và dán lên mọi góc trong nhà mà trẻ có thể nhìn thấy mỗi ngày.

Chậm chạp vụng về ở trẻ nhỏ và 6 gợi ý giúp bố mẹ cải thiện thói quen cho trẻ 3
Phân tích cho trẻ hiểu giá trị thời gian lcũng là cách cải thiện dần thói quen chậm chạp của trẻ nhỏ

Hạn chế các vấn đề làm trẻ phân tâm

Nếu trẻ chậm chạp dễ bị phân tâm, bố mẹ nên xây dựng lại thói quen cho trẻ tập trung vào một việc một thời điểm, điển hình như vừa ăn vừa uống, vừa học bài vừa coi tivi,... Ngoài ra, khi trẻ đang học, bố mẹ cần cho con không gian yên tĩnh, không để đồ chơi hoặc những thứ làm phân tâm trong tầm mắt trẻ.

Đặt ra thời gian cố định cho trẻ

Điều cần thiết nhưng không phải bố mẹ nào cũng thực hiện đó là phân chia công việc mỗi ngày đi kèm với thời gian quy định, nên đặt chuông hẹn giờ để trẻ hình thành thói quen chú ý tới thời gian.

Cải thiện tính trì hoãn, rèn luyện thói quen nhanh nhẹn

Trước khi nghĩ cách cải thiện cho trẻ, bản thân bố mẹ cần làm trước những hành động đúng để con noi gương theo. Tạo cho mình hành động nhanh nhẹn, dứt khoát để trẻ học theo và thay đổi dần.

Sau đó bố mẹ có thể thay đổi thói quen trì hoãn của trẻ bằng cách kết hợp với âm nhạc nhịp điệu nhanh trong mọi hoạt động hàng ngày của bé.

Dành nhiều thời gian nói chuyện với trẻ

Dù công việc có bận nhưng bố mẹ cũng nên dành 5 - 10 phút nói chuyện về một ngày của trẻ, thói quen này sẽ là cách để giúp trẻ nhút nhát trở nên tự tin hơn, đồng thời giúp trẻ dễ mở lòng chia sẻ với bố mẹ hơn.

Chậm chạp vụng về ở trẻ nhỏ và 6 gợi ý giúp bố mẹ cải thiện thói quen cho trẻ 4
Bố mẹ nên dành 5-10 phút mỗi ngày để nói chuyện và vui chơi cùng con

Không nên sử dụng bạo lực khi dạy trẻ

Nhiều bố mẹ có tính cách nóng nảy nên dễ la mắng và đánh đòn trẻ khi chúng chậm chạp vụng về. Tuy nhiên cách này sẽ không mang lại kết quả tích cực mà còn khiến trẻ ngày càng sợ hơn, dễ bị luống cuống và hậu đậu hơn, thay vào đó bố mẹ nên học những cách kiềm chế cơn giận hiệu quả để bản thân điềm tĩnh hơn khi dạy con.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết, các bố mẹ sẽ cân nhắc và lựa chọn phương án phù hợp để cải thiện tính chậm chạp vụng về ở trẻ, đặc biệt không nên sử dụng bạo lực hoặc lớn tiếng vì có thể sẽ bị phản tác dụng và tình trạng thêm nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin