Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chàm eczema ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khoảng sáu tháng tuổi là bệnh viêm da khá phổ biến với hơn 20% trẻ mắc bệnh này. Trẻ thường bị chàm eczema mặt, hai má và có thể lan ra tay chân hay cơ thể nếu cha không tìm cách điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về loại bệnh này cũng như những nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh chàm (eczema) gây ra tình trạng ban đỏ, màu đỏ sau đó nứt da và tiết dịch, có vảy và bong tróc. Khi con bị mắc căn bệnh này cha mẹ thực hiện sớm để hạn chế những ảnh hưởng không tốt do bệnh gây ra.
Chàm eczema là tình trạng viêm da dị ứng do phản ứng lại với tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài, lúc mới phát bệnh, cơ thể trẻ chỉ xuất hiện nốt hồng ở vùng má, trán, mặt rồi sau đó có thể lan xuống cằm, cổ, ngực. Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ từ 1 - 3 tháng tuổi và giảm dần và gần như không còn sau độ tuổi 12 tháng.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh chàm eczema khiến trẻ vô cùng khó chịu như nổi ban đỏ như da gà, ngứa, các điểm thoái lui khô màu đỏ và từ từ diễn biến nặng thành những mụn nước và chất lỏng chảy ra bên ngoài da kèm theo đau nhức. Việc chẩn đoán bệnh chàm eczema thường dựa trên tiền sử bệnh, triệu chứng bao gồm ngứa kéo dài và tái phát liên. Vì đây là một bệnh lý cơ địa nên rất khó chữa khỏi dứt điểm, thường tiến triển dai dẳng trong 2 năm đầu đời. 95% trẻ mắc chàm không còn tái phát sau 2 tuổi trong khi đó có khoảng 5% chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn.
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ hoàn toàn sử dụng nguồn chất dinh dưỡng từ sữa mẹ nên có thể nguyên nhân hàng đầu khiến con bị chàm eczema là do trong quá trình cho con bú mẹ sử dụng những loại thực phẩm sau:
Các thức ăn giàu chất tanh như tôm, cá, cua đồng, cua biển, cá nước ngọt các loại, cá thu, cá hồi, thậm chí cả tảo biển. Những dưỡng chất của chúng tuy tốt cho mẹ những một số phân tử protein kích thước nhỏ khi đi vào sữa mẹ có gây kích hoạt chuỗi dị ứng, kích thích phản ứng miễn dịch cao có thể gây ra dị ứng khi trẻ bú mẹ.
Những thực phẩm giàu chất béo như thịt lợn mỡ, thịt gà mỡ (cổ, bụng, khấu đuôi, đùi gà, thịt vịt, ngan, ngỗng, lòng đỏ trứng gà, trứng vịt lộn, trứng cút lộn, các món ăn chiên xào...) có chứa nhiều lipid, dầu và cholesterol dễ làm khởi phát cơ địa dị ứng, làm tình trạng viêm nhiễm da của trẻ nặng hơn, nốt cũ sinh thêm ngứa, lâu lành hơn.
Những thức ăn quá chua, cay hoặc mặn có thể làm kích thích tiêu hóa mạnh, dễ gây ngứa, kích thích tiết mồ hôi không chỉ làm mẹ khó chịu mà còn khiến bé tăng nguy cơ mắc chàm eczema. Khi mẹ sử dụng thường xuyên những loại gia vị mạnh trong thức ăn hằng ngày sẽ khiến sữa trở nên nóng hơn bình thường khiến bé bú vào khó chịu, ngứa ngáy, khó ngủ.
Trẻ em không vệ sinh vùng da sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển và gây chàm bội nhiễm. Những vi khuẩn như nấm da có thể được tìm thấy khắp cơ thể và thường xuất hiện ở những vùng da có ngấn, nếp gấp và kẽ chân,... Nếu như mẹ không tắm rửa và vệ sinh thông thoáng khu vực này có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh.
Trẻ em có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc chàm cao hơn do hàng rào bảo vệ trên da hoạt động không hiệu quả cao tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công da và gây bệnh chàm ngứa. Vì thế tỉ lệ gặp chàm eczema ở trẻ em rất cao, khoảng 20% (nghĩa là cứ 100 trẻ sơ sinh thì có 20 trẻ bị bệnh).
Chàm là bệnh thường gặp ở nhiều người, bệnh thường kéo dài và nguy cơ tái phát cao. Tuy nhiên bệnh này có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như sảy, hăm tã nên nhiều mẹ không chữa trị đúng cách. Một số người còn nghĩ rằng bệnh này không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ chủ quan, hoặc không biết cách chữa trị bệnh chàm Eczema khiến bệnh chàm nặng lên và vùng da mắc bệnh sẽ lan rộng ra.
Đặc biệt trên da có rất nhiều tụ cầu vàng, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển mạnh làm da trẻ bị tổn thương hoặc rỉ nước, sau đó lan nhanh hơn và làm cho việc chữa bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra nếu trẻ viêm da mà không vệ sinh sạch sẽ làm tăng cao nguy cơ nhiễm virus herpes simplex (HSV- 1),gây nhiễm trùng với những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa hoặc tử vong.
Trong bột giặt hay nước giặt thông thường có chứa nhiều thành phần giúp làm trắng và làm sạch các vết bẩn trên quần áo, cùng các chất phụ gia, hương liệu tạo màu, tạo mùi để tạo độ mềm mại và hương thơm cho quần áo. Nhưng làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ rất dễ bị khô và nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khi tiếp xúc với những tác động hóa học này. Nếu mẹ sử dụng những sản phẩm giặt tẩy không đúng cách sẽ khiến các chất này tiếp xúc với làn da và thẩm thấu vào lớp da sâu hơn khiến trẻ kích ứng da gây ra chàm eczema.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.