Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách chữa trị bệnh chàm Eczema ở trẻ

Ngày 24/09/2020
Kích thước chữ

Chàm Eczema là tình trạng da bị viêm mãn tính và nó sẽ làm cho da bị đỏ, khô, bong vảy và ngứa. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này và nó thường phổ biến ở những đối tượng có tiền sử gia đình bị bệnh rối loạn dị ứng như hen suyễn hay sốt mùa hè.

Bệnh chàm Eczema ở trẻ em thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da bã tiết,… Để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, ba mẹ nên nắm rõ các biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh, từ đó áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân và biểu hiệu của bệnh chàm Eczema

Cách chữa trị bệnh chàm Eczema ở trẻ 1

Những nguyên nhân và biểu hiệu của bệnh chàm Eczema

Những nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

Bệnh chàm Eczema là một trong những bệnh da liễu ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất, với những nguyên nhân sau:

  • Do cơ thể rối loạn chức năng hoạt động ở hệ tiêu hóa, nội tiết, bài tiết, thần kinh…
  • Do di truyền, tức là gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm, thận, viêm tai, suyễn, viêm xoang mũi.
  • Do chế độ dinh dưỡng của bé không phù hợp, thiếu hụt vitamin, thừa đạm khiến sức đề kháng yếu.
  • Do tiếp xúc với các dị nguyên các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, khói bụi, môi trường sống không sạch sẽ, không khí ô nhiễm hoặc do ăn phải các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá biển.
  • Do bé có cơ địa dị ứng.

Biểu hiện của bệnh

Đối với trẻ em, khi bị chàm Eczema, da của bé thường nổi đỏ thành từng mảng,khô hơn vùng da bình thường và dễ bị viêm nhiễm. Nếu nặng hơn, vùng da bị viêm sẽ trở nên đỏ hơn và ứa nước. Vùng da bị nổi đỏ sẽ khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi một số loại xà phòng, bột giặt và nước hoa. Hành động gãi khi chiến đấu với cảm giác ngứa ngáy chỉ làm cho tình trạng bệnh thêm tệ hại hơn và đi vào một vòng luẩn quẩn: Da bị nổi đỏ, ngứa, gãi và da lại đỏ hơn, ngứa hơn, gãi nhiều hơn…

Ở trẻ sơ sinh, chàm eczema sẽ thường khởi phát ở trên mặt, trán hoặc da đầu và nó có thể tiến đến tay và chân trước khi nó có thể lan rộng khắp cơ thể. Khu vực mang tã thường được “tha” vì ở những chỗ này bé thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và ẩm ướt. Ở những trẻ lớn hơn, bệnh thường xuất hiện là mặt sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, xung quanh cổ tay và mắt cá chân. Những đối tượng bị bệnh chàm trong một thời gian dài thì vùng da bị tổn thương sẽ trở nên dày hơn, khô hơn và sẫm màu hơn, đây là hậu quả của việc gãi ngứa làm trầy xước da và những lần phát bệnh trước đây để lại.

Cách chữa trị bệnh chàm Eczema ở trẻ

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Cách chữa trị bệnh chàm Eczema ở trẻ 3Chàm có thể được cải thiện bằng cách cho trẻ tắm nước lá

Chàm có thể được cải thiện bằng các phương pháp dân gian như cho trẻ tắm nước lá, ngâm rửa với các cây thuốc lành tính. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ thích hợp cho trẻ lớn, khi bệnh mới khởi phát, không xuất hiện các mụn nước, không chảy dịch vàng và không bị trầy xước. Do làn da bé hết sức nhạy cảm hơn nữa còn đang tổn thương nên cần đặc biệt cẩn thận khi áp dụng. Những mẹo dân gian bạn có thể áp dụng là:

Sử dụng lá trà xanh: Lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, ngâm với muối loãng, rửa lại rồi đem đun sôi với nước. Dùng nước này để tắm hoặc cho trẻ ngâm rửa vùng da bị tổn thương.

Sử dụng lá ổi: Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, để ráo nước, đun sôi với nước trong 5 – 7 phút. Để nguội, lấy nước này ngâm rửa vùng da bị chàm của bé, sau 15 phút thì lau khô da bằng khăn mềm.

Dùng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không, ngâm nước muối, rửa sạch, đun sôi với nước ở lửa nhỏ, để nguội rồi lấy nước này tắm cho bé. 

Điều trị bằng Tây y

Cách chữa trị bệnh chàm Eczema ở trẻ 2Dùng thuốc bôi giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, thúc đẩy quá trình phục hồi da

Khi đã xác định bé nhà mình bị chàm, tốt nhất là ba mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường, với trường hợp nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định:

Bôi thuốc có chứa corticoid hoạt tính mạnh, chỉ được sử dụng dưới 7 ngày, nếu dùng liên tục sẽ gây teo da, giãn mạch máu, mất máu, vàng lông, rậm da ở trẻ.

Thuốc kháng sinh histamin và một số kháng sinh khác có tác dụng hạn chế sự lan rộng của vùng viêm nhiễm và giảm ngứa. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô mắt, rối loạn tiêu hóa…

Các loại kem, thuốc bôi giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, thúc đẩy quá trình phục hồi của hàng rào bảo vệ da.

Điều trị bằng Đông y

Bên cạnh việc điều trị với Tây y, các bậc phụ huynh có thể tham khảo việc chữa bệnh chàm cho con bằng Đông y. Theo Đông y, chàm xuất hiện là do chức năng nội tạng suy giảm dẫn đến phong nhiệt, làm thể trạng trẻ suy yếu, khí huyết không lưu thông. Do đó, cần đi sâu vào việc chữa căn nguyên hơn là điều trị triệu chứng. Như vậy trẻ sẽ không còn thường xuyên bị chàm tái đi tái lại nhiều lần nữa. Hơn nữa, thành phần của thuốc Đông y là các thảo dược thiên nhiên an toàn lành tính, liều lượng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể chất của trẻ nên sẽ không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 


Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin