Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh dị ứng mũi như thế nào?

Ngày 06/04/2018
Kích thước chữ

Bệnh dị ứng mũi tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm, nó có thể để lại những hậu quả khôn lường tới sức khỏe.

Bệnh dị ứng mũi tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm, nó có thể để lại những hậu quả khôn lường tới sức khỏe.

1. Tìm hiểu về bệnh dị ứng mũi

Dị ứng mũi hay viêm mũi dị ứng là một trong số những bệnh liên quan đến đường hô hấp thường gặp nhất hiện nay. Bệnh thường gây ra một số rắc rối, phiền phức trong sinh hoạt của người bệnh. Không chỉ khiến bệnh nhân mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ, khó chịu chức năng hô hấp bị ảnh hưởng mà bệnh còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm khác như:

  • Biến chứng nhiễm trùng: Khi mũi, tai hoặc họng bị tổn thương, nhiễm trùng mà  không được điều trị tận gốc có thể dẫn tới viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang mãn tính. 
  • Gây đau đầu, sưng mí mắt, giảm thị lực: Khi bị viêm mũi dị ứng lâu ngày, các vi khuẩn, dịch mủ từ xoang mũi sẽ lây lan lên đầu, mắt khiến đau đầu, giảm trí nhớ, giảm thị lực…
  • Viêm não, nhiễm trùng huyết, áp-xe hậu nhãn cầu: Biến chứng này thường xảy ra đối với trẻ em, những người có sức đề kháng kém, thậm chí nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
  • Biến chứng viêm thận: Biến chứng này thường khởi phát từ viêm amidan. Tuy nhiên vẫn có bệnh nhân viêm mũi dị ứng gặp biến chứng trên. 
Bệnh dị ứng mũi - những điều cần lưu ý 1
Đau đầu là một trong những biến chứng của bệnh dị ứng mũi

2. Nguyên nhân gây dị ứng mũi 

Bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất phát từ những  nguyên nhân  cơ bản sau: 

Do môi trường sống

Không khí bị ô nhiễm, khói bụi, biến đổi thời tiết… tạo môi trường cho vi khuẩn tồn tại và phát triển, đi vào mũi gây viêm mũi, sau đó lâu dần phát triển thành viêm xoang.

Sức đề kháng kém

Trẻ em, người cao tuổi, những người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch bị suy giảm không đủ sức chống lại sự tấn công của các vi khuẩn bên ngoài. Trường hợp này khi bị viêm xoang thường kèm theo ảnh hưởng ở một số bộ phận khác.

Dị ứng do cơ địa

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hóa chất, thực phẩm kéo dài dẫn tới niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, nếu kéo dài lâu ngày sẽ có thể dẫn tới viêm mũi, viêm xoang.

Vệ sinh không sạch sẽ

 Không thường xuyên vệ sinh cá nhân (rửa tay, mặt, mũi…) sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn vào và phát triển trong mũi, gây bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Một số nguyên nhân khác

Do viêm mũi siêu vi (cúm, sởi…), bội nhiễm, viêm mũi kéo dài, sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên…

Bệnh dị ứng mũi - những điều cần lưu ý 2
Trẻ em dễ bị dị ứng mũi khi hệ miễn dịch suy giảm

3. Bị bệnh dị ứng mũi - chăm sóc và điều trị như thế nào? 

Bệnh dị ứng mũi rất khó để điều trị dứt điểm, tuy nhiên, nếu áp dụng cách chăm sóc và điều trị đúng đắn bạn hoàn toàn có thể hạn chế những tác động tiêu cực mà căn bệnh này gây ra.

Điều đầu tiên cần chú ý là bệnh dị ứng cần kiêng gì. Theo đó, bạn cần tránh xa một số tác nhân gây bệnh thường gặp như:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị ứng bằng cách luôn giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Đồng thời loại bỏ nấm mốc, một số đồ dùng đã cũ, các loại cây kiểng và những loại hoa khô để hạn chế tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, một thói quen sinh hoạt hợp lý cũng góp phần quan trọng vào việc kiểm soát căn bệnh này.
  • Người bị dị ứng mũi cần chú ý tăng cường sức đề kháng cho bản thân. Bạn cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông đặc biệt là khu vực vùng cổ, ngực , mũi và không nên tắm nước lạnh.  Chú ý đeo khẩu trang hoặc quàng khăn cũng như tránh xa những nơi có nhiều các tác nhân gây kích ứng như: bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất…

Ngoài ra, để cơ thể nhanh hồi phục, bạn cũng cần quan tâm đến thói quen sinh hoạt cũng như vệ sinh cơ thể:

  • Vệ sinh vùng tai, mũi, họng, hàng ngày đánh răng trước và sau khi ngủ dậy hoặc sau mỗi bữa ăn.
  • Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhày và giúp nó thoát ra ngoài dễ dàng hơn, tránh tình trạng ứ đọng lâu ngày gây viêm nhiễm. 
  • Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuộc thuốc, gây nhờn thuốc. Nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra, bạn cũng nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và đi khám ngay khi bắt đầu có những biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.
Bệnh dị ứng mũi - những điều cần lưu ý 3
Người bị dị ứng mũi nên tránh xa các hóa chất

Trên đây là một số lưu ý đối với căn bệnh dị ứng mũi mà người bệnh cần phải lưu ý để phòng tránh cũng như trang bị kỹ lưỡng tốt nhất cho sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn khỏe!

Tươi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứng