Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng phổ biến như thực phẩm, phấn hoa, bụi mịn hoặc lông động vật. Triệu chứng của các loại dị ứng thường gặp bao gồm đau đầu, mệt mỏi, ho, hắt hơi, đau mắt... Hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của dị ứng giúp chúng ta có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả.
Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch nhận diện một chất lạ là nguy hại và phản ứng bằng cách gây ra các triệu chứng như phát ban, mề đay, tiêu chảy. Có nhiều dạng dị ứng khác nhau, bao gồm dị ứng theo mùa, như dị ứng phấn hoa vào mùa xuân, hoặc dị ứng quanh năm, như dị ứng bụi mịn. Một số người thậm chí phải sống chung với dị ứng suốt đời.
Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch đối với các chất lạ không gây hại, nhưng khi bị dị ứng, cơ thể xem chúng như tác nhân nguy hiểm. Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ miễn dịch sản xuất kháng thể để tấn công, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, hắt hơi, nổi mề đay, khó thở và viêm da. Dị ứng có thể xảy ra ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng và trong một số trường hợp có thể gây sốc phản vệ - một tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu ngay.
Mặc dù hiện nay chưa có cách chữa dứt điểm cho dị ứng nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc bệnh.
Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng qua nhiều dấu hiệu khác nhau, bao gồm:
Ngứa mũi và họng, tắc nghẽn mũi, tiết đờm, ho và khó thở khi hít phải các chất gây dị ứng.
Ngứa, đỏ, sưng và chảy nước mắt khi tiếp xúc với dị nguyên.
Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc sốc phản vệ khi ăn phải thực phẩm gây dị ứng.
Phát ban, nổi mề đay, ngứa, mụn nước và bong tróc khi tiếp xúc với chất gây dị ứng qua da.
Mỗi người sẽ có phản ứng dị ứng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe. Khi có các triệu chứng dị ứng, cần nhanh chóng đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Như đã đề cập bên trên, dị ứng là một tình trạng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng phổ biến như phấn hoa, thực phẩm, bụi mịn và lông động vật. Dưới đây là các loại dị ứng thường gặp bạn cần biết:
Dị ứng đường hô hấp là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người vào các mùa trong năm, với các tác nhân gây dị ứng khác nhau tùy thuộc vào thời điểm. Hiểu rõ về các loại dị ứng theo mùa cũng như các tác nhân gây ra dị ứng là yếu tố quan trọng để quản lý và hạn chế tình trạng khó chịu do dị ứng đường hô hấp gây ra.
Dị ứng mùa xuân
Thường do phấn hoa, không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát bằng cách hạn chế ra ngoài và sử dụng thuốc.
Dị ứng mùa hè
Dị ứng mùa hè thường do phấn hoa và cỏ dại.
Dị ứng mùa thu
Thường do cỏ phấn hương, nấm mốc và bụi mạt.
Dị ứng mùa đông
Người bị dị ứng trong nhà thường gặp triệu chứng này nặng hơn vào mùa đông do dành nhiều thời gian trong nhà.
Viêm mũi dị ứng
Là phản ứng dị ứng với phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng trong không khí, có thể diễn ra theo mùa hoặc quanh năm.
Dị ứng phấn hoa
Hơn 25 triệu người ở Mỹ bị dị ứng với phấn hoa.
Dị ứng nấm mốc
Nấm mốc là chất gây dị ứng phổ biến, có thể tồn tại quanh năm trong môi trường ẩm ướt.
Dị ứng bụi
Mạt bụi là chất gây dị ứng phổ biến trong không khí.
Dị ứng vật nuôi
Chất gây dị ứng có thể xuất phát từ lông, nước bọt hoặc nước tiểu của chó và mèo.
Dị ứng thực phẩm là một trong các loại dị ứng thường gặp. Đây là dạng phản ứng của hệ miễn dịch với một số thành phần trong thức ăn, khác với không dung nạp thực phẩm.
Dị ứng sữa
Người bị dị ứng sữa cần tránh sữa và các sản phẩm từ sữa.
Dị ứng casein
Casein là một loại protein trong sữa, gây dị ứng cho một số người.
Dị ứng trứng
Thường gặp ở trẻ em, dị ứng trứng có thể gặp từ mức độ nhẹ đến nặng.
Dị ứng lúa mì
Gây phản ứng với các protein trong lúa mì như gluten.
Dị ứng các loại hạt
Người bệnh có thể bị dị ứng với đậu phộng, hạt điều, quả óc chó.
Dị ứng cá
Dị ứng cá có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa và ngoài da.
Dị ứng động vật có vỏ
Người bệnh có thể bị dị ứng với các loài như tôm, cua, sò, mực, bạch tuộc.
Dị ứng sulfite
Sulfite là hợp chất thường có trong thực phẩm đóng gói, có thể gây dị ứng.
Dị ứng đậu nành
Người bị dị ứng cần tránh các sản phẩm chứa đậu nành.
Trong các loại dị ứng thường gặp, dị ứng da là một vấn đề phổ biến, gây nhiều phiền toái và khó chịu.
Viêm da tiếp xúc
Xuất hiện khi da tiếp xúc với chất gây dị ứng, gây phát ban. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cơ địa mỗi người.
Mề đay cấp tính và phù mạch
Gây sưng đỏ đột ngột trên da, thường là do phản ứng dị ứng.
Dị ứng với cây độc
Tiếp xúc với cây thường xuân, sồi độc hoặc sumac độc có chứa chất urushiol có thể gây ngứa và phát ban nghiêm trọng.
Dị ứng côn trùng
Vết đốt của ong và kiến lửa là những nguyên nhân phổ biến, gây ra phản ứng dị ứng mạnh.
Dị ứng ánh nắng
Tia cực tím có thể kích hoạt phản ứng dị ứng trên da.
Dị ứng mỹ phẩm
Một số thành phần trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng hoặc viêm da.
Dị ứng niken
Phát ban khi da tiếp xúc với đồ vật chứa niken, như trang sức và phụ kiện.
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ dị ứng, đặc biệt là:
Dị ứng aspirin (Salicylate)
Những người dị ứng với aspirin nên tránh tất cả các sản phẩm chứa salicylate.
Dị ứng penicillin
Đây là một trong các loại dị ứng thuốc phổ biến nhất, thường gây ra phản ứng từ nhẹ đến nặng.
Để phòng tránh các loại dị ứng phổ biến, bạn cần biết rõ các yếu tố gây dị ứng cá nhân và tránh tiếp xúc với chúng. Một số phương pháp phòng tránh và điều trị phổ biến gồm:
Dị ứng có thể không chữa khỏi hoàn toàn nhưng bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và điều trị, bạn có thể kiểm soát triệu chứng và sống khỏe mạnh hơn. Để giảm thiểu nguy cơ dị ứng, việc tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng và nhận biết sớm các dấu hiệu là rất quan trọng. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể nhận biết các loại dị ứng thường gặp, đồng thời kiểm soát chúng một cách hiệu quả và duy trì sức khỏe tốt hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.