Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay các phương pháp chụp hình ảnh tràn khí màng phổi để chẩn đoán và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi.
Tràn khí màng phổi là căn bệnh khá nguy hiểm. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán và điều trị tràn khí màng phổi. Trong số đó việc sử dụng các phương pháp chụp ảnh tràn khí màng phổi để chẩn đoán và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về hình ảnh tràn khí màng phổi thông qua bài viết này.
Tràn khí màng phổi là tình trạng có không khí lọt vào giữa hai lá màng phổi. Lượng khí này sẽ chèn ép lên các nang phổi, khiến cho phổi bị xẹp và gây khó khăn trong quá trình hô hấp. Không khí có thể tràn vào phổi thông qua đường thở do các phế nang phổi bị rách hay không khí cũng có thể tràn vào phổi thông qua thành ngực, cơ, hoành, trung thất hoặc thực quản… trong trường hợp người bệnh có những vết thương xuyên thành ngực. Ngoài ra các vi sinh vật tồn tại trong khoang phổi sản sinh không khí cũng có thể gây nên tình trạng tràn khí màng phổi.
Hiện nay tràn khí màng phổi được phân chia thành hai loại đó là tràn khí màng phổi tự phát và tràn khí màng phổi tái phát. Tràn khí màng phổi tự phát là hiện tượng xảy ra hoàn toàn không phải do các chấn thương hoặc vết thương gây ra. Thường gặp ở những người trẻ trong khoảng từ 20 tới 40 tuổi. Còn tràn khí màng phổi tái phát là tình trạng thường gặp lại ở những bệnh nhân đã mắc các bệnh lý về phổi như viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi hoặc từng bị tràn khí màng phổi trước đó.
Người bệnh bị tràn khí màng phổi thường sẽ có một số triệu chứng phổ biến như bị đau ngực một cách đột ngột, dữ dội, khó thở. Bệnh nhân cũng có thể bị ho khan hoặc sốt cao. Những người bị tràn khí màng phổi nhiều thậm chí còn có biểu hiện suy hô hấp, cơ thể bị tím tái, mạch đập nhanh, huyết áp tụt….
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán, hỗ trợ điều trị tràn khí màng phổi bao gồm khám lâm sàng, chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính hay thông màng phổi… Tuy nhiên trong đó việc chụp X-quang để chẩn đoán là phương pháp được các bác sĩ sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Chụp X-quang là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh được áp dụng khá phổ biến trong y học. Tia X được sử dụng trong chụp X-quang là một loại tia bức xạ có năng lượng cao. Khi chụp X-quang máy chụp sẽ phát ra các chùm tia X có bức xạ cao, các tia X này sẽ đi xuyên qua các mô mềm và các phần dịch ở trong cơ thể. Từ đó thu được hình ảnh các bộ phận bên trong cơ thể như tim, phổi, xương hay mạch máu… Thông qua các hình ảnh thu được từ phim chụp X-quang các bác sĩ sẽ căn cứ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh và điều trị cho các bệnh nhân.
Khi chụp X-quang các kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng, ngồi hoặc nằm tùy thuộc vào nhu cầu chụp. Máy chụp sẽ chiếu các tia X xuyên qua cơ thể. Khi gặp phim tia X sẽ tạo nên các hình ảnh khác nhau. Nếu tia X được chiếu đến phim càng nhiều thì phim sẽ càng đen. Những bộ phận màu trắng ở trên phim chính là hình ảnh của các bộ phận trên cơ thể. Còn các mô mềm như phổi hoặc cơ trong cơ thể sẽ tạo nên những hình ảnh có màu xám trên phim chụp.
Sau khi chụp X-quang phổi đối với những bệnh nhân bị tràn khí màng phổi các bác sĩ sẽ thu được hình ảnh. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh này để đánh giá mức độ của bệnh, từ đó đưa ra được những phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Hình ảnh thu được khi chụp X-quang chính là hình ảnh tăng sáng không có vân của phổi, phổi bị ép lại và nhìn thấy các đường viền lá tạng rõ nét. Đôi khi sẽ bị thu nhỏ lại thành một cục nhỏ giống với khối u ở vùng rốn phổi, gian sườn bị giãn, vòng hoành bị hạ thấp, đẩy tim và trung thất.
Việc chụp X-quang tràn khí màng phổi sẽ bị hạn chế nếu người bệnh được chụp ở tư thế nằm hoặc nửa nằm, nửa ngồi. Trong những trường hợp không thể nhìn rõ hình ảnh tràn khí màng phổi trên phim chụp X-quang các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang lại cho bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng và thở ra tối đa. Khi này các bác sĩ sẽ có thể quan sát một cách rõ ràng hình ảnh thông qua phim chụp X quang.
Chụp X quang được xem là phương pháp chẩn đoán tràn khí màng phổi chính xác, đơn giản và dễ thực hiện. Phương pháp này cũng được sử dụng tại hầu hết các cơ sở y tế hiện nay. Phương pháp chụp X-quang sẽ cho ra những hình ảnh tràn khí màng phổi khá rõ ràng, chính xác. Từ đó hỗ trợ các bác sĩ rất hiệu quả trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh tràn khí màng phổi.
Thu Hòa
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.