Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong thời đại nhan sắc lên ngôi, việc tìm kiếm phương pháp để chăm sóc sắc đẹp và níu giữ tuổi thanh xuân luôn là mối quan tâm hàng đầu. Và chất làm đầy (filler) chính là "vũ khí" bí mật được nhiều người tin dùng để che đi những dấu hiệu lão hóa, sở hữu cho mình diện mạo trẻ trung rạng rỡ.
Chất làm đầy hay còn gọi là filler, được ví như "chất đệm" giúp da căng mọng, xóa mờ nếp nhăn, từ đó mang lại vẻ ngoài trẻ trung, rạng rỡ hơn. Vậy chất làm đầy là gì? Có những lưu ý gì khi sử dụng filler để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về phương pháp làm đẹp này.
Chất làm đầy, hay còn gọi là filler, là những hợp chất được tiêm vào da để làm đầy các nếp nhăn, rãnh nhăn, cải thiện đường nét khuôn mặt và phục hồi thể tích đã mất theo thời gian. Mọi người chọn tiêm chất làm đầy vào da để cải thiện các đặc điểm trên khuôn mặt hoặc để có được vẻ ngoài trẻ trung hơn.
Thời gian thực hiện phương pháp điều trị này thường mất ít hơn nửa giờ và thời gian phục hồi khá nhanh. Phương pháp tiêm chất làm đầy mang lại hiệu quả nhanh chóng và kéo dài hàng tháng đến hàng năm, tùy thuộc vào loại chất làm đầy, cũng như vị trí tiêm.
Có rất nhiều loại filler khác nhau được sử dụng trong thẩm mỹ, mỗi loại có thành phần, ưu điểm và nhược điểm riêng. Một số loại filler phổ biến bao gồm:
Dưới đây là một số tác dụng chính của filler:
Đây là tác dụng phổ biến nhất của filler. Filler được tiêm vào các vùng da có nếp nhăn, rãnh nhăn như trán, khóe miệng, rãnh mũi má,... giúp làm đầy các nếp nhăn này, mang lại bề mặt da mịn màng và trẻ trung hơn.
Filler có thể được sử dụng để định hình lại đường nét khuôn mặt, giúp khuôn mặt trở nên cân đối và hài hòa hơn. Ví dụ, filler có thể được sử dụng để tạo khuôn môi dày gợi cảm, nâng cao sóng mũi, làm đầy thái dương hóp, hay tạo cằm V-line.
Theo thời gian, da chúng ta sẽ mất dần đi lượng collagen và elastin, dẫn đến tình trạng da chảy xệ, thiếu sức sống. Filler có thể được tiêm vào các vùng da thiếu thể tích như má, thái dương, hốc mắt,... giúp da căng mọng, đầy đặn và trẻ trung hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng filler chỉ có tác dụng tạm thời và cần được tiêm lại định kỳ để duy trì hiệu quả. Ngoài ra, việc tiêm filler cũng tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng nếu không được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao và tại cơ sở uy tín.
Mặc dù tiêm filler là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm, nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng nếu không được thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra khi tiêm filler:
Tiêm chất làm đầy (filler) là phương pháp thẩm mỹ hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho việc trẻ hóa da. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ tay nghề cao, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau tiêm.
Xem thêm: Cao bí đao có tác dụng gì trong làm đẹp? Một số lưu ý khi dùng cao bí đao
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.