Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cách phòng tránh như thế nào?

Ngày 31/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu răng ở phần nướu. Đây là một tình trạng cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt dinh dưỡng. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì?

Chảy máu chân răng thiếu chất gì? Phòng tránh chảy máu chân răng như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau đây. 

Nguyên nhân chảy máu chân răng? 

Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu răng hay chảy máu nướu răng khi đánh răng hoặc vô tình cọ xát phần nướu, lợi. Chảy máu chân răng có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như hôi miệng, sưng đau lợi. 

Tình trạng chảy máu chân răng là dấu hiệu biểu hiện vấn đề của sức khỏe do các nguyên nhân như: 

  • Viêm nha chu một dạng bệnh nướu răng. 
  • Bệnh bạch cầu (ung thư máu). 
  • Cơ thể thiếu chất, thiếu vitamin. 
  • Thiếu tế bào đông máu (tiểu cầu).
Chảy máu chân răng thiếu chất gì? Phòng tránh chảy máu chân răng như thế nào 1 Thiếu chất là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng.

Vì thế, việc tìm hiểu nguyên nhân chảy bị chảy máu chân răng thiếu chất gì sẽ giúp chúng ta có cách bổ sung các vitamin cần thiết từ đó giúp phòng tránh tình trạng này hiệu quả và an toàn cho cơ thể. 

Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? 

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo là một trong những tác nhân dẫn tới cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, khả năng miễn dịch của cơ thể yếu dẫn tới các bệnh về răng miệng và biểu hiện chảy máu chân răng. Khi bị chảy máu chân răng thiếu chất gì? 

Chảy máu chân răng thiếu vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và phòng chống các tác nhân gây bệnh. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản sinh Collagen, đặc biệt là Collagen trong mao mạch, mô liên kết và mô xương. Chính điều này sẽ khiến cho nướu không bám chắc vào chân răng, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây viêm lợi chảy máu chân răng. 

Bên cạnh đó, thành phần Vitamin C trong cơ thể quá ít sẽ gây bệnh Scorbut. Lúc này tế nào Tonoplast bị thoái hóa làm cho tủy răng và nướu răng trở nên xốp hơn dẫn tới các bệnh viêm nướu và chảy máu chân răng. Do đó, bạn băn khoăn chảy máu chân răng thiếu chất gì thì hãy bổ sung vitamin C để giúp phòng tránh tình trạng này. 

Chảy máu chân răng thiếu Vitamin K

Vitamin K có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình đông máu để cầm máu ở các vết thương hở. Khi cơ thể thiếu Vitamin K sẽ gây ra tình trạng máu loãng, máu không cầm được nên sẽ chảy nhiều hơn. Do đó, khi ở nướu răng có vết xước nhỏ cũng sẽ làm máu chảy nhiều và lâu hơn. 

Khi bị chảy máu chân răng nên ăn gì? Bạn nên bổ sung vitamin K cho cơ thể từ các thực phẩm trứng sữa, rau cải bắp, rau bina, súp lơ, cải xoăn,... 

Chảy máu chân răng thiếu chất gì? Phòng tránh chảy máu chân răng như thế nào 2 Thiếu Vitamin K sẽ là một trong những yếu tố khiến chảy máu chân răng nặng hơn.

Chảy máu chân răng do thiếu Vitamin D

Thiếu chất gì gây chảy máu chân răng? Cơ thể bị thiếu Vitamin D cũng là một trong những tác nhân gây chảy máu chân răng thường xuyên. Vitamin D có vai trò chính giúp xương và cấu trúc răng chắc khỏe, đồng thời duy trì quá trình xương cũng được thay thế bằng các mô xương mới. 

Do đó, bị chảy máu chân răng bất thường bạn nên bổ sung Vitamin D từ nhóm thực phẩm trứng, sữa, cá, các loại hạt,... Bạn nên xây dựng chế độ ăn khoa học để cung cấp đủ Vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Chảy máu chân răng do thiếu Vitamin B3

Vitamin B3 cũng là một câu trả lời cho thắc mắc “Chảy máu chân răng do thiếu chất gì?”. Vai trò của Vitamin B3 giúp kiểm soát tình lượng đường huyết trong cơ thể, duy trì lượng hồng cầu ổn định trong máu. Khi có thể thiếu hụt Vitamin B3 sẽ dẫn đến chảy máu chân răng. Chúng ta có thể bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin B3 từ các thực phẩm như thịt gà, cá hồi, các loại nấm, các loại hạt,...

Chảy máu chân răng do thiếu Canxi

Bạn lo lắng không biết chảy máu chân răng thiếu chất gì? Đó chính là thành phần Canxi, đây là thành phần giúp cho xương và cấu tạo răng được chắc khỏe. Đồng thời hỗ trợ quá trình đông máu và ngăn ngừa tình trạng băng huyết khi các mạch máu bị tổn thương. 

Cơ thể không thể tự tổng hợp được Canxi vì thế bạn phải bổ sung khoáng chất qua thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, thịt gà, cà rốt, cải bó xôi, đậu tương,…

Chảy máu chân răng thiếu chất gì? Phòng tránh chảy máu chân răng như thế nào 3 Chảy máu chân răng thiếu chất gì? Tình trạng này có thể do cơ thể đang thiếu hụt Canxi.

Chảy máu chân răng do thiếu Photpho

Cơ thể thiếu Photpho sẽ khiến răng dễ bị yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm dẫn tới chảy máu chân răng. Cung cấp đủ thành phần Photpho cho cơ thể là một trong những cách giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng do thiếu Kẽm

Thiếu kẽm sẽ khiến tình trạng viêm nướu chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, nếu bạn không muốn chảy máu chân răng thì cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, hàu, sữa, nấm, các loại hạt,...

Phòng tránh chảy máu chân răng

Cùng việc tìm hiểu chảy máu chân răng thiếu chất gì thì các bạn cần chủ động phòng tình trạng này bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm không tổn thương răng nướu. 
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối để giúp sát khuẩn, ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn tấn công gây chảy máu chân răng. 
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với các thực phẩm vitamin thiết yếu giúp hạn chế và phòng tránh chảy máu chân răng như vitamin C, D, K, B3, Canxi, Photpho, Kẽm. 
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng áp lực giúp cơ xây dựng sức đề kháng tự nhiên, chống lại vi khuẩn và tình trạng nhiễm trùng, phòng tránh các bệnh răng miệng. 

Qua những chia sẻ trên đây về chảy máu chân răng thiếu chất gì sẽ cho các bạn thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn. 

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm