Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiểu đường thai kỳ khá thường gặp với các mẹ bầu, nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn là bao nhiêu và làm thế nào để xác định chính xác chỉ số này?
Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng không tránh khỏi lo lắng của các bà mẹ, nhất là khi gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu kịp thời điều chỉnh để giữ được mức chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn.
Chỉ số tiểu đường hay còn gọi là chỉ số đường huyết (viết tắt là GI) là chỉ số phản ánh nồng độ đường huyết trong máu và được tính bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/L. Dựa vào chỉ số này mà bác sĩ có thể xác định mẹ bầu có mắc tiểu đường thai kỳ hay không.
Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là chỉ số GI sẽ cho kết quả khác nhau ở từng thời điểm như trước ăn, sau ăn... Do đó cần đo ở thời điểm phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa để có kết quả chính xác nhất.
Dựa trên các yếu tố khoa học về sức khỏe, chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn với mẹ bầu là những thông số đảm bảo trong ngưỡng sau:
Các mẹ bầu có thể tự kiểm tra chỉ số này bằng máy đo tại nhà để theo dõi thường xuyên sức khỏe của mình, thay vì phải chờ tới mỗi lần đi khám thai. Khi thấy chỉ số nằm ngoài ngưỡng an toàn, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa hoặc thông báo tình hình với bác sĩ để có biện pháp khắc phục sớm.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chú ý đến những thay đổi trên cơ thể như đi tiểu nhiều hơn bình thường, người mệt mỏi, thường xuyên khát nước, buồn nôn, âm đạo bị viêm nhiễm... để kịp thời phát hiện tiểu đường thai kỳ.
Thông thường, để xác định chính xác tình trạng tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra ở 2 mốc khám thai quan trọng là lần khám thai đầu tiên và trong khoảng tuần thai thứ 24 - 28.
Khi có nghi ngờ tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm như đường huyết đói, HbA1C và đường huyết ngẫu nhiên để chẩn đoán.
Mẹ bầu xác định mắc tiểu đường thai kỳ khi các thông số hiển thị như sau:
Nếu đường huyết lúc đói dưới 5,1mmol/L, mẹ bầu sẽ phải đợi đến tuần thai thứ 24 – 28 để làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và có chẩn đoán chính xác.
Khi mẹ bầu có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần 24 - 28 của thai kỳ. Cách thực hiện như sau: đo nồng độ glucose máu khi đói, tiếp đó uống khoảng 75g glucose trong vòng 5 phút, bác sĩ lấy máu để đo nồng độ glucose huyết từ 1 - 2 giờ sau khi uống.
Nếu kết quả xét nghiệm glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L, mẹ bầu được xác định bị tiểu đường thai kỳ lâm sàng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng được xác định tình trạng tương tự nếu có trên 1 trong 3 yếu tố sau:
Nếu cả 3 thông số trên đều nằm dưới ngưỡng cho phép, mẹ bầu có thể yên tâm không mắc tiểu đường thai kỳ.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và phòng ngừa tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Vận động nhẹ nhàng một cách đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng việc sử dụng lượng đường trong máu, làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên tập với cường độ vừa phải, giữ nhịp tim ổn định, không vượt quá ngưỡng 140 lần/phút, với tần suất 30 phút mỗi ngày.
Chế độ ăn uống lành mạnh với các mẹ bầu sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả tiểu đường thai kỳ. Các mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và ngũ cốc.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường hay thay đổi khẩu vị, tuy nhiên hãy tuân thủ đúng chế độ ăn khoa học để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé!
Trong quá trình mang thai, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu biết chính xác tình trạng hiện tại của chính bản thân và thai nhi. Trong đó, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý kiểm soát đường huyết ổn định để kịp thời ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, một lưu ý khác thường được nhiều bác sĩ sản khoa khuyến cáo đó là mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng để không xảy ra tình trạng tăng cân quá mức (không tăng quá 12kg). Đây cũng là yếu tố có thể ngăn các hiện tượng không mong muốn như tiểu đường thai kỳ.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin về chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn cũng như những lưu ý cho mẹ bầu để duy trì sự khỏe mạnh của cả mẹ và con. Ngoài ra, mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung các loại vitamin cần thiết theo khuyến cáo của bác sĩ nhé! Kết hợp ăn nghỉ điều độ, chắc chắn mẹ bầu sẽ không còn phải lo lắng nhiều đến các bệnh lý thường gặp trong quá trình mang thai.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.