Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Cho trẻ bú bình có bị hô không - Thắc mắc của nhiều phụ huynh

Ngày 29/04/2023
Kích thước chữ

Ngày nay, các bà mẹ thường cho em bé bú bình để kiểm soát được lượng sữa con uống hằng ngày. Tuy nhiên có nhiều nguồn tin cho rằng bú bình có thể gây ảnh hưởng đến răng miệng. Vậy cho trẻ bú bình có bị hô không?

Việc cho trẻ sơ sinh bú bình là phương pháp thay thế việc cho trẻ bú bằng sữa mẹ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem trẻ bú bình có bị hô không và cần lưu ý gì khi cho trẻ sử dụng bình sữa.

Giải đáp thắc mắc: "Cho trẻ bú bình có bị hô không?"

Trẻ bị hô có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia y tế, bé bị hô thường do mẹ sử dụng núm bình không phù hợp với miệng bé. Việc sử dụng núm vú không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng răng của trẻ bị hô hoặc xương hàm phát triển không đúng cách. Nếu núm vú quá to hoặc quá cứng, trẻ sẽ phải mở miệng rộng hết mức để bú, dẫn đến gặp phải các vấn đề về răng và hàm. Nếu núm vú quá mềm hoặc quá nhỏ, trẻ sẽ không đủ lực để bú và có thể gặp khó khăn khi bú. Chỉ nên cho bé bú bình khi bé được hơn 1 tháng tuổi vì lúc đó hàm của bé đã ổn định hơn.

Khi lựa chọn núm vú cho bé, bạn nên chọn loại núm vú phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của bé. Nếu bé chưa có răng hoặc đang trong quá trình mọc răng, bạn nên chọn loại núm vú mềm để tránh gây hại đến lợi của bé. Nếu bé đã có răng, núm vú cần đủ cứng để bé có thể bú được và giúp răng của bé phát triển đúng cách.

Cho trẻ bú bình có bị hô không - Thắc mắc của nhiều phụ huynh 2
Cho trẻ bú bình có bị hô không?

Các nguyên nhân khiến bé bị hô

Răng hô là tình trạng răng của bé bị chênh, lệch hoặc lồi ra so với vị trí bình thường của chúng. Có nhiều nguyên nhân gây ra răng hô ở trẻ nhỏ. Cần nắm vững các nguyên nhân sau để biết cách phòng tránh răng hô cho bé: 

  • Sử dụng ti giả quá nhiều: Sử dụng ti giả quá lâu hoặc không phù hợp có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng hàm khiến bé bị hô hoặc bị lệch hàm. 
  • Bú bình quá sớm: Tương tự như khi sử dụng ti giả quá lâu hoặc không phù hợp, cho bé sử dụng ti bình quá sớm và quá lâu cũng có thể dẫn đến tình trạng răng hô hoặc lệch.
  • Thói quen ngậm tay: Ngậm tay là một trong những thói quen xấu ảnh hưởng răng miệng, thường xuyên ngậm tay trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra áp lực lên răng và xương hàm, dẫn đến tình trạng răng hô hoặc lệch. 
  • Đẩy lưỡi: Việc đẩy lưỡi có thể gây áp lực lên các răng, dẫn đến tình trạng răng hô hoặc lệch. Ngoài ra cũng dẫn đến một số vấn đề khác liên quan đến miệng, chẳng hạn như việc bé thường xuyên ngậm miệng hoặc nói chậm.
Cho trẻ bú bình có bị hô không - Thắc mắc của nhiều phụ huynh 3
Dùng ti giả không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến răng miệng của bé

Mách mẹ cách phòng tránh bé bị hô

Bị hô không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến cho khớp cắn của bé bị lệch gây khó khăn trong việc ăn nhai sau này. Để hạn chế tối đa tình trạng này, các bậc phụ huynh cần nên chú ý những điểm sau:

  • Cho bé bú sữa mẹ thay vì bú bình: Bú mẹ giúp bé học cách sử dụng cơ miệng và lưỡi để bú một cách tự nhiên, giúp phát triển răng miệng và tránh tình trạng răng hô.
  • Chọn núm vú phù hợp cho bé: Núm vú phải được chọn sao cho vừa vặn với miệng bé và đảm bảo cho bé không bị hóc núm vú vào họng khi bú. 
  • Hạn chế cho bé ngậm tay: Ngậm tay là một thói quen tự nhiên của bé, tuy nhiên việc ngậm tay quá nhiều sẽ làm răng bé bị hô. Bạn có thể giúp bé giảm thiểu hành vi/thói quen ngậm tay bằng cách cung cấp đồ chơi, đồ ngủ hoặc khăn giấy cho bé. 
Cho trẻ bú bình có bị hô không - Thắc mắc của nhiều phụ huynh 4
Nên cho bé bú mẹ thay vì bú bình 

Cho trẻ bú bình có bị hô không - thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh hẳn đã được giải đáp thông qua bài viết trên. Tóm lại, không nên cho bé bú bình quá sớm vì có thể làm ảnh hưởng đến răng miệng của bé. Đồng thời các mẹ cần chú ý lựa chọn núm bình sữa phù hợp với khuôn miệng của bé để giúp bé thoải mái hơn trong việc ti sữa. Tốt hơn hết, mẹ vẫn nên lựa chọn các loại ti giả chống hô cho bé. 

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin