Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng

Ngày 26/08/2020
Kích thước chữ

Có những thói quen ảnh hưởng xấu đến răng miệng mà nhiều người không để ý. Cần phát hiện và chỉnh sửa những thói quan xấu này để giữ gìn hàm răng khỏe đẹp.

Thói quen vệ sinh răng miệng và những thói quen khác có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng. Điển hình là có những tật xấu tác động mạnh mẽ đến răng miệng của bạn khiến xảy ra tình trạng như hàm hô hoặc móm, răng bị lệch lạc,...

Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng 1

Những thói quen nào có tác động xấu đến tình trạng răng miệng?

Các thói quen xấu hàng ngày ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng của mỗi người. Những tác động này không thể thấy ngay lập tức mà được tích lũy trong thời gian dài mà nhiều người không nhận biết được và thậm chí có biết cũng khó mà sửa ngay được. Đối với trẻ đang trong quá trình thay răng, những thói quen xấu rất khó để thay đổi và cần đến sự can thiệp của cha mẹ. Đến khi đã lớn, răng bị lệch lạc, nếu có thực hiện can thiệp cảnh răng mà không bỏ thói quen xấu thì sau một thời gian răng sẽ bị hô hay móm trở lại.

Thói quen đẩy lưỡi

Bình thường, khi cắn hai hàm răng lại hoặc khi nuốt nước bọt, lưỡi sẽ co rút lại phía sau. Tuy nhiên, những người có tật đẩy lưỡi thường để lưỡi chen giữa hai hàm răng. Thay vì rút lưỡi về sau, lưỡi lại luôn được đẩy về phía trước khi nuốt nước bọt.

Những người có lưỡi to hơn bình thường cũng thường gặp vấn đề về răng miệng và hàm mặt. Lưỡi to gây trở ngại cho việc nhai nuốt và nói chuyện. Những đứa bé có lưỡi to sẽ chậm biết nói và dễ bị tật nói ngọng. bên cạnh đó, thể tích lớn khiến lưỡi khó co lại hơn là đẩy ra ra khi ăn và khi nuốt.

Lưỡi có lực đẩy rất mạnh. Nếu duy trì thói quen đẩy lưỡi trong thời gian dài, răng cửa sẽ bị đẩy về phía trước gây vẩu cả hai hàm. Răng cửa bị vẩu dẫn đến tình trạng cắn hở và không cắn về phía trước được.

Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng 2

Đẩy lưỡi có thể khiến răng bị vẩu.

Thói quen cắn môi

Một trong những tật xấu trẻ em thường gặp phải đó là bú ngón tay và cắn môi. Thói quen xấu này sẽ khiến răng cửa trên bị nhô ra dẫn đến tình trạng cấn không khít. Thông thường trẻ sẽ bỏ thói quen cắn môi khi đến tuổi đi học nhờ thầy cô và bạn bè nhắc nhở.

Thói quen cắn móng tay

Thói quen cắn móng tay thường gặp ở trẻ em tuổi đi học. Những bé gái thì thường gặp vấn đề cắn kẹp tóc, lâu ngày hình thành thói quen xấu. Hậu quả là men răng bị mẻ, răng mòn dần hoặc tình trạng răng cửa cắn không khít.

Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng 3

Cắn móng tay là thói quen xấu có thể khiến răng bị tổn thương.

Không chỉ móng tay hay kẹp tóc, trẻ ở độ tuổi khám phá cũng thường đưa vào miệng cắn những vật cứng khác như: bút, viết chì, đồ chơi… hay thậm chí là dùng răng để mở nắp chai.

Thói quen cắn vật cứng có thể theo một người đến tuổi trưởng thành. Thói quen xấu này khiến răng bị mòn, bị mẻ mất thẩm mỹ. Những tổn thương răng lâu dài có thể gây viêm tủy răng hay thậm chí là nhiễm trùng gốc răng mà người bệnh không biết. Những biến chứng này nếu không được điều trị đúng cách thì bác sĩ buộc phải nhổ răng và ổ nhiễm trùng đã xuất hiện trên xương hàm.

Thói quen ôm gối ngủ

Một thói quen khác ảnh hưởng đến hàm mặt mà nhiều người không ngờ đến đó là thói quen ôm gối ngủ. Khi ôm gối ngủ và đầu nghiêng một bên một thời gian dài, cằm trở nên bất đối xứng gây lép một bên mặt. Thói quen này chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến những bé đang trong độ tuổi dậy thì và xương mật đang được định hình. Vì vậy, nên tập cho bé ngủ nhiều tư thế thay vì chỉ ôm gối và nằm nghiêng sang một bên.

Tật nghiến răng

Tật nghiến răng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, dù là trẻ em hay người lớn. Một người nghiến răng khi ngủ vào ban đêm là do căng thẳng thần kinh: học sinh, sinh viên áp lực thi cử hay người lớn bị stress do làm việc kéo dài. Trẻ em mắc ký sinh trùng đường ruột như sán hay giun kim, cũng có thể bị bứt rứt, khó chịu dẫn đến nghiến răng.

Tật nghiến răng khiến mặt răng bị mòn gây ê buốt và nhạy cảm khi ăn thức ăn lạnh, quá chua hoặc quá ngọt. Nghiến răng trong lúc ngủ lâu ngày còn ảnh hưởng xấu đến khớp thái dương hàm dẫn đến đau khớp nhai. Chấn thương khớp nhai để lâu thì khớp bị mòn đến mức không thể hồi phục và dây chằng cơ nhai bị dãn dẫn đến sai khớp khí nhai hoặc khi ngáp.

Thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng 4

Nghiến răng làm tổn hại răng và hàm.

Nghiến răng không gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng hàm ở trẻ em như người lớn. Tuy nhiên, tật nghiến răng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường sau này của các răng vĩnh viễn.

Trong các thói quen trên, đẩy lưỡi là thói quen xấu thường gây nên lệch lạc ở răng hàm trẻ em rõ ràng nhất. Dù là thói quen xấu nào, bạn cũng nên phát hiện sớm để khắc phục nhanh chóng, tránh để lại di chứng lâu dài đối với răng miệng.

Uyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.