Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì? Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ

Ngày 15/02/2023
Kích thước chữ

Con chậm nói luôn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Thấy những đứa trẻ khác có thể nói liên tục, liến thoắng khiến nhiều bố mẹ cũng có chút lo lắng. Không biết phải làm thế nào nên nhiều bố mẹ đã nghe mọi người mách cho mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ. Liệu phương pháp này có thật sự hiệu quả? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm lời giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.

Trẻ chậm nói gây ra nhiều hoang mang và lo lắng cho các bậc làm cha mẹ. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì? Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ có đem lại hiệu quả không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ vấn đề này hơn nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì? Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ có hiệu quả không

Tình trạng chậm nói ở trẻ là gì?

Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng lời và được thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói là giọng nói, phát âm và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện ở trẻ khi trẻ có thể phát âm thành tiếng nhưng người nghe lại không hiểu được trẻ đang nói gì, chẳng hạn như trẻ nói ngọng nghịu, bị tật nói lắp.

Ngôn ngữ là một phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận các thông tin qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ ký hiệu hoặc tín hiệu). Ngôn ngữ cũng là thước đo nhằm thể hiện trí thông minh của một người. Vì thế, rối loạn phát triển ngôn ngữ thường sẽ nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.

Rối loạn ngôn ngữ và lời nói là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ. Đây là một dạng của bệnh chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ và chiếm tỉ lệ cao hơn so với các dạng chậm phát triển khác như chậm phát triển nhận thức, vận động, thị lực hoặc chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc.

Chậm phát triển ngôn ngữ hay còn gọi là chậm nói ở trẻ, là khi ngôn ngữ của trẻ vẫn phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên tốc độ nói sẽ chậm hơn so với các trẻ em khác.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì? Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ Trẻ chậm nói có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phụ thuộc theo từng độ tuổi sẽ là khác nhau.

Trẻ 3 - 4 tháng tuổi chậm nói với các dấu hiệu như:

  • Trẻ không đáp ứng với các tiếng động mạnh từ xung quanh.
  • Trẻ không phát ra được âm thanh gừ gừ.
  • Trẻ có thể bắt đầu phát ra âm gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh khác.

Trẻ 7 tháng tuổi chậm nói với dấu hiệu như: Trẻ không đáp ứng với các tiếng động là một dấu hiệu cảnh báo đáng tin cậy.

Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói với các dấu hiệu như:

  • Trẻ không biết tìm cách giao tiếp với người khác trong khi những trẻ khác đã bắt đầu sử dụng âm thanh, lời nói hay cử chỉ, kể cả khi trẻ cần sự giúp đỡ hay mong muốn một điều gì đó.
  • Trẻ không biết nói bất kỳ một từ đơn giản nào như "bà", "ba" hoặc "mẹ".
  • Không nói bi bô cũng như không phát ra phụ âm nào như "p" hoặc "b".
  • Trẻ không biết thực hiện một số động tác đơn giản như lắc đầu để nói không, vẫy tay chào tạm biệt hoặc chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
  • Trẻ không có phản ứng khi được gọi đúng tên.
  • Không hiểu và không có hành động hay phản ứng với các từ ngữ đơn giản như "không", "chào bé" hoặc "bai bai".
  • Trẻ có dấu hiệu không quan tâm đến thế giới xung quanh.

Trẻ 16 tháng chậm nói với biểu hiện:

  • Không hiểu và không có phản ứng gì với các từ như "dậy nào",  "không".
  • Không thể nói được bất cứ từ ngữ nào.
  • Không biết chỉ vào bức tranh hay đồ vật ở trước mặt khi được hỏi, ví dụ mẹ hỏi: "Quả bóng đâu".
  • Trẻ không biết chỉ vào những đồ vật mình thích, ví dụ như kiểu muốn diễn đạt ý: "Mẹ nhìn đây!” và không có động tác kết hợp ngước nhìn mẹ.

Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói với biểu hiện:

  • Trẻ không thể chỉ vào một số bộ phận trên cơ thể khi được hỏi như mắt, mũi, đầu…
  • Trẻ chưa thể nói được 6 từ bất kỳ.
  • Trẻ không thể hoặc không muốn cố gắng giao tiếp, kể cả khi trẻ đang cần sự giúp đỡ.
  • Không biết chỉ vào thứ mà bản thân muốn.
  • Vẫn chưa biết nói các từ đơn giản như "mẹ", "bế".
  • Trẻ không hiểu được các mệnh lệnh đơn giản như: "Đừng sờ vào nó".
  • Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được "hỏi cái gì đây?" hoặc "dép con đâu rồi"…

Trẻ 19 - 23 tháng tuổi chậm nói với dấu hiệu như: Vốn từ của trẻ tăng rất chậm, không được 1 từ/tuần.

Trẻ 24 tháng tuổi chậm nói với biểu hiện như:

  • Trẻ chưa nói được tổng cộng 15 từ.
  • Không thể tự nói ra lời mà chỉ có thể nhại lại lời nói của bố mẹ đã nói.
  • Không thể tự thực hiện những cuộc đối thoại đơn giản với câu gồm 2 từ như "mẹ bế", "uống nước"...
  • Không có ý muốn hoặc không thể dùng lời nói để giao tiếp, trừ những trường hợp khẩn cấp.
  • Không hiểu các câu hỏi dài hoặc chỉ dẫn như "con muốn uống không", "lấy dép của con đi"...
  • Không biết tự chơi với búp bê hoặc tự chơi với chính mình như cho búp bê ăn, nói chuyện với búp bê hoặc tự chải tóc…
  • Không biết bắt chước các hành động hoặc lời nói của người khác.
  • Trẻ không thể chỉ vào bức tranh mà ba mẹ gọi tên.
  • Trẻ không thể nối hai từ ngữ lại với nhau.
  • Không biết công dụng của đồ vật thông dụng trong nhà như bát đĩa, lược chải tóc…

Trẻ 25 – 35 tháng tuổi chậm nói với các biểu hiện như:

  • Trẻ không thể nói được câu đơn giản có từ 2 - 4 từ ngữ.
  • Không thể gọi tên của một vài bộ phận trên cơ thể.
  • Không nhớ những bài thơ hoặc bài hát được lặp lại nhiều lần.
  • Không thể tự đặt câu hỏi đơn giản.
  • Không ai trong gia đình có thể hiểu ý muốn của trẻ.

Trẻ chậm nói khi đã được 3 tuổi với dấu hiệu như:

  • Trẻ 3 tuổi không biết sử dụng đại từ nhân xưng nào như "con", "bố", "mẹ".
  • Không thể ghép các từ thành một câu ngắn như "mẹ giúp con" hoặc "muốn uống nữa".
  • Không hiểu những câu hỏi ngắn hoặc chỉ dẫn từ người khác.
  • Lời nói của trẻ phát ra không rõ ràng, người nhà và người ngoài đều không hiểu được.
  • Thường xuyên nói lắp, rất khó phát ra từ ngữ hay âm thanh, khi nói trẻ có vẻ mặt nhăn nhó.
  • Trẻ không biết đặt câu hỏi.
  • Ít quan tâm hoặc thậm chí là không quan tâm đến sách hay truyện.
  • Không quan tâm và không tương tác với những bé khác.
  • Trẻ rất khó tách khỏi bố mẹ.

Trẻ 4 tuổi chậm nói với biểu hiện như:

  • Trẻ chưa thể phát âm thành thục các phụ âm.
  • Chưa hiểu được các khái niệm “giống nhau” và “khác nhau" như thế nào.
  • Trẻ không biết sử dụng các đại từ nhân xưng “con” và “mẹ” đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì? Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ Tuy theo từng độ tuổi mà dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói là khác nha

Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ

Trong dân gian truyền miệng rất nhiều mẹo để trị chứng chậm nói ở trẻ, trong đó có mẹo chữa chậm nói ở trẻ bằng đậu đỏ. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào? 

Mẹo chữa trẻ chậm nói hoặc nói lắp bằng đậu đỏ được thực hiện vô cùng đơn giản với các nguyên liệu dễ tìm. Do vậy, đây là phương pháp đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, cụ thể cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 20g đậu đỏ.
  • 50ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Đậu đỏ ngâm và rửa thật kỹ, sau đó vớt ra rổ và để ráo nước.
  • Tiến hành giã hoặc xay đậu đỏ thành hỗn hợp bột mịn. 
  • Trộn bột đậu đỏ với một lượng rượu trắng vừa đủ để tạo thành hỗn hợp mịn.
  • Sử dụng hỗn hỗn hợp trên bôi vào phần dưới lưỡi của trẻ. Phương pháp này cần áp dụng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần lưu ý mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ chỉ là phương pháp được truyền miệng nên hiệu quả của cách này chưa được chứng minh. Vì thế, bố mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng cho con và nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ về tình trạng của trẻ cũng như được tư vấn rõ về phương pháp điều trị. Ngoài ra, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ cho bé các vitamin và khoáng chất như sắt, canxi... để giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói là gì? Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có dấu hiệu bị chậm nói

Trên đây là chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ. Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo dân gian và chưa được khoa học chứng minh về độ hiệu quả. Do vậy, bố mẹ cũng không quá tin vào phương pháp truyền miệng này mà hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị, tránh để lỡ thời điểm điều trị tốt nhất cho con.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin