Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chốc lở trên đầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị

Ngày 30/07/2022
Kích thước chữ

Chốc lở trên đầu xảy ra do nhiều nguyên nhân, gây nên hiện tượng ngứa ngáy, ảnh hưởng đến vùng da phần đầu. Một số cách điều trị chốc lở da dầu đơn giản, hiệu quả dưới đây mà bạn không nên bỏ qua.

Chốc lở trên đầu là tình trạng xuất hiện các vết loét xuất hiện trên đầu, sau đó lan sang các bộ phận lân cận. Vậy tổng quan về bệnh ra sao, hãy cùng bài viết đi tìm hiểu nhé.

Chốc lở trên đầu là gì?

Chốc da đầu là căn bệnh liên quan đến tình trạng nhiễm trùng da cho vi khuẩn tụ cầu và vi khuẩn liên cầu A gây nên. Bệnh chốc lở rất dễ lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể, thông qua các dịch nhầy được tiết ra từ vết loét. Chính vì vậy, bệnh lý này còn được đặt với cái tên thứ hai là bệnh “chốc lây”.

Bệnh chốc có thể xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nhưng phần lớn thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh chốc lở thường rất giống với các bệnh lý khác liên quan như: Thủy đậu, mụn cơm, dị ứng,... Tuy nhiên, nếu chốc lở không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng sẽ phát triển, gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Chốc lở trên đầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị 1 Chốc lở đầu

Chốc lở da đầu ở trẻ có những biểu hiện gì?

Khi bị chốc đầu, người bệnh thường có những biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện một vài vết rộp đỏ, hoặc mụn nước trên da, sau đó lan dần ra thành từng mảng.
  • Các mụn hoặc bọng nước sẽ vỡ ra tạo thành các lỗ nhỏ trên da, kèm theo chảy dịch rồi sau đó khô lại thành các lát vảy màu vàng nâu (độ dày phụ thuộc vào loại chốc).
  • Sau khoảng 2 - 3 ngày, các vảy chốc sẽ bong ra, có thể tạo thành sẹo hoặc không.

Bệnh chốc lở trên đầu thường rất dễ lây lan sang người khác. Đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy chảy ra từ các vết thương, hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như: Quần áo, giường chiếu, khăn mặt, bàn chải,...

Bệnh chốc có nguy hiểm không?

Về mặt y khoa, chốc lở thực chất không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng có gây ra những biến chứng có thể có khi bị chốc lở nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp hy hữu, bệnh chốc lở có thể để lại sẹo hoặc các di chứng nguy hiểm như: Bệnh chàm, bệnh chốc loét, nhiễm trùng máu cấp, viêm thận cấp

Ngoài ra, khi bệnh chốc tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến người bệnh có nguy cơ mắc phải các bệnh như: Viêm phổi, hạch và xương… Chính vì thế, để ngăn ngừa tình trạng biến chứng xảy ra, cần thận trọng trong việc phát hiện sớm triệu chứng của bệnh, để từ đó có các biện pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.

Mách bạn phương pháp điều trị chốc lở trên đầu hiệu quả nhất

Để bệnh chốc lở nhanh khỏi, việc đầu tiên bạn phải làm, đó là tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây nên bệnh.

  • Vệ sinh các vết loét bằng thuốc tím 1/1000 hoặc nước muối pha loãng. Giúp tiêu diệt vi khuẩn bên trong các vết loét, cũng như tránh làm lây lan ra các vùng da lân cận.
  • Cần tách biệt người bị chốc với những người khác, để tránh lây lan bệnh. Bên cạnh đó, nên sử dụng riêng đồ vật các nhân như: Thìa, muỗng, bát, bàn chải đánh răng,...
  • Sát khuẩn kỹ càng đồ chơi trước khi đưa cho trẻ. Các đồ dùng như ga giường, gối, khăn mặt,... nên được giặt và thay hàng ngày.
  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc kháng sinh bôi, giúp rút ngắn thời gian phục hồi.
  • Nếu tình trạng bệnh không bớt, nên đến các cơ sở da liễu uy tín để có phác đồ điều trị phù hợp.
Chốc lở trên đầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị 2 Vệ sinh vết loét bằng nước muối

Chốc lở nếu điều trị đúng cách, sẽ phục hồi sau 7 - 10 ngày, hoặc có thể lâu hơn đối với dạng chốc loét.

Một số lưu ý cần quan tâm khi điều trị chốc lở trên đầu 

Khi bị chốc lở ở đầu, cần thực hiện hai lưu ý chính sau:

Hạn chế sờ hoặc gãi vào vết chốc

Khi bị chốc lở, người bệnh sẽ có một số biểu hiện ngứa, đau, khó chịu. Bởi thế, rất dễ gãi, hoặc sở vào vết chốc, gây nhiễm trùng nặng hơn.

  • Hạn chế gãi hoặc sờ lên vết thương: Bạn có thể sử dụng miếng băng gạc tiệt trùng để băng sơ qua vết chốc, tránh không việc gãi, sờ, hoặc cào cấu.
  • Bôi thuốc kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ, kết hợp với việc vệ sinh thường xuyên, giúp chốc mau đóng vảy.
  • Nên dùng dung dịch muối loãng hoặc thuốc tím 1/1000, tránh gây kích ứng da.
Chốc lở trên đầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị 3 Hạn chế gãi ở các vết thương trên đầu

Hạn chế đội nón, cạo bớt tóc, bổ sung thêm vitamin

Khi bị chốc lở, bạn nên cao sạch phần tóc tại khu vực chốc và các khu vực xung quanh, giúp quá trình bôi thuốc được dễ dàng, cũng như tránh lây bệnh qua chỗ khác thông qua vật thể trung gian là tóc. Bên cạnh đó, cần tránh cho trẻ sử dụng các vật dụng như nón, khăn,... Bởi những vật dụng đó là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh như: Protein, khoáng chất, vitamin, kẽm, sắt,... giúp kích thích sự phát triển của các cầu lợi, đẩy lùi bệnh chốc.

Trên đây là một vài thông tin cơ bản cung cấp cho bạn những điều cần biết về bệnh chốc lở trên đầu. Mong rằng, qua đây, bạn sẽ có thêm một số kinh nghiệm trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin