Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em với hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh rất dễ bị các vấn đề về da như chốc lở. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc kiêng kị và phòng ngừa bệnh chốc lở để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những điều kiêng kỵ quan trọng để giảm nguy cơ bị chốc lở. Đồng thời đưa ra khuyến cáo và biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi chốc lở, hãy cùng tìm hiểu bạn nhé.
Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến, có khả năng lây lan dễ dàng, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh chốc lở thường biểu hiện dưới dạng các vết loét đỏ đặc biệt là trên mặt, vùng xung quanh mũi, miệng, đầu hoặc tay, chân của trẻ. Các vết loét này sau đó sẽ vỡ và hình thành một lớp vỏ màu mật ong.
Bệnh chốc lở thường phổ biến hơn ở bé trai và thường xuất hiện vào mùa hè. Nó thường xảy ra sau khi trẻ đã mắc các vấn đề về da như viêm da cơ địa, ghẻ, thủy đậu, vết đốt do côn trùng, hoặc bỏng nhiệt. Triệu chứng của chốc lở thường xuất hiện ở vùng da như mặt, tay, chân, và có thể xảy ra trên cơ thể hoặc thậm chí ở đầu. Trẻ bị chốc lở có thể có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi và hạch nổi.
Bệnh chốc lở được chia thành ba loại chính:
Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các chủng vi khuẩn tụ cầu hoặc streptococcus. Các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua các vết cắt, côn trùng cắn hoặc phát ban.
Trẻ có thể bị lây nhiễm vi khuẩn chốc lở khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét hoặc khi tiếp xúc với các vật dụng như khăn, ga trải giường hay quần áo của người bị bệnh.
Có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc lở ở trẻ, bao gồm:
Trong quá trình điều trị bệnh chốc lở, mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm có tác động xấu đến sự phát triển của bệnh, từ đó giảm nguy cơ bệnh phát triển nặng và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. Việc này giúp giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, lở loét, sưng viêm trên da. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà mẹ nên tránh cho trẻ khi đang mắc bệnh chốc lở:
Đồ ăn chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng... chứa nhiều chất bảo quản và chất phụ gia không tốt cho sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là những trẻ đang bị chốc lở. Sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này có thể gây tích tụ độc tố trong cơ thể, làm kéo dài quá trình bệnh.
Ngoài ra, các loại đồ ăn chế biến sẵn này thường không đảm bảo vệ sinh an toàn, gây điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, làm tăng nguy cơ bệnh trở nặng hơn. Sự hiện diện của chất bảo quản trong nhóm thực phẩm này, nếu sử dụng thường xuyên, có thể gây kích ứng da và làm nặng hơn các triệu chứng trên da.
Thức ăn cay nóng có thể gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ em, cũng như gây kích ứng da. Mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn này, vì chúng có thể làm da trở nên khô, gây kích ứng và làm tăng tình trạng ngứa ngáy, lở loét và sưng viêm.
Khi trẻ em bị chốc lở, vùng da xung quanh miệng có thể bị tổn thương. Cho trẻ ăn các loại đồ ăn cứng, giòn có thể làm tăng ma sát và gây tổn thương da nhiều hơn. Điều này không có lợi cho quá trình điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Chốc lở là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra, và đường là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
Ngoài ra, đường cũng có khả năng kích hoạt các yếu tố dị ứng trong cơ thể và làm hạn chế hoạt động thải độc tố của gan. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về da liễu và làm tình trạng sưng viêm trở nên nặng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều muối có thể kích thích dây thần kinh ngoại biên và gây rối loạn trong quá trình truyền thông giữa các cơ quan, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để nhanh chóng giảm các triệu chứng do bệnh chốc lở gây ra ở trẻ em, mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm nhạt mà chứa ít muối.
Ngoài việc kiêng cử trong ăn uống cho trẻ khi bị chốc lở, mẹ cũng cần chú ý những điều sau đây để đạt hiệu quả trong quá trình điều trị:
Hy vọng rằng thông tin đây sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh chốc lở cho trẻ. Hiểu rõ "trẻ bị chốc lở nên kiêng gì" sẽ giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, giúp bé phục hồi sức khỏe, phát triển tốt hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.