Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh chốc lở là một tình trạng nhiễm trùng da thường gặp và khá dễ lây lan. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ có thể dễ bị hơn. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hoặc gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Có biện pháp điều trị bệnh chốc lở như thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Tuy nhiên, bạn nên biết thêm về một số loại thuốc dùng để trị chốc lở để có cách sử dụng hợp lý, tránh gặp phải tác dụng không mong muốn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về những loại thuốc điều trị bệnh chốc lở.
Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da với tác nhân chính là hai loại vi khuẩn Staphylococcus Aureus hoặc Streptococcus pyogenes. Những vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng thông qua các vết trầy xước hoặc vết côn trùng đốt trên bề mặt da. Biểu hiện của chốc lở là vùng da đỏ ứng, các bọng nước với nhiều kích thước khác nhau, khi chúng vỡ ra thì da bắt đầu khô và tạo thành vảy đóng có màu vàng nâu.
Bên cạnh những triệu chứng ngoài da, bệnh chốc lở còn gây khó chịu hơn bởi những triệu chứng đi kèm như sốt, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, đau nhức.
Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nhiễm trùng, khả năng đáp ứng của từng người bệnh để chỉ định loại thuốc với đường dùng và hoạt chất điều trị thích hợp. Những thuốc dùng ngoài trị chốc lở được sử dụng trong điều trị chốc lở thường với mục đích giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Sau đây là một số dạng thuốc được dùng trong điều trị chốc lở.
Lưu ý về những đối tượng đặc biệt không phù hợp dùng loại thuốc sát trùng trên:
Đối với bệnh chốc lở mức độ nhẹ, điều trị bằng thuốc kháng sinh tại chỗ cũng hiệu quả như thuốc kháng sinh đường uống. Hơn nữa, kem kháng sinh có ít tác dụng phụ hơn so với kháng sinh đường uống. Một số loại kháng sinh tại chỗ được khuyến cáo phù hợp điều trị bệnh chốc lở bao gồm:
Bạn cần lưu ý thêm là mupirocin không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị tiêu chảy vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Đồng thời, theo khuyến cáo, acid fusidic chỉ nên duy trì trong vòng 7 ngày, thuốc bôi chứa corticoid nên dùng trong khoảng 10 ngày hoặc theo thời gian được bác sĩ chỉ định. Trong trường hợp kéo dài thời gian điều, bạn cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn, vì nếu sử dụng trong thời gian dài có thể giảm mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc.
Kháng sinh đường uống nếu được dùng khi bạn bị chốc lở ở nhiều vùng nên việc dùng kháng sinh bôi ngoài da rất khó khăn. Ngoài ra, kháng sinh đường uống được chỉ định khi tình trạng bệnh của bạn không đáp ứng với kháng sinh tại chỗ.
Việc lựa chọn loại kháng sinh điều trị nào dựa vào chẩn đoán của bác sĩ và cũng phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh chốc lở của bạn. Hầu hết các trường hợp chốc lở là do Staphylococcus aureus gây ra và một số loại kháng sinh được khuyến cáo điều trị sau:
Hầu hết mọi người cần uống thuốc kháng sinh trong 7 ngày để điều trị bệnh chốc lở.
Trong quá trình điều trị với một trong các loại kháng sinh trên, bạn có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ. Sulfamethoxazole-trimethoprim có thể gây ra những tác dụng không mong muốn trên da như phát ban, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng. Flucloxacillin có thể gây tiêu chảy kéo dài hoặc một số dấu hiệu khác liên quan đến viêm đại tràng, nên khi gặp phải bạn cần ngưng thuốc và trao đổi với bác sĩ để thay thế bằng một loại kháng sinh khác.
Một lưu ý quan trọng khi dùng kháng sinh uống đó là nếu bạn từng bị dị ứng kháng sinh thuộc nhóm penicillin, hãy báo cho bác sĩ điều trị để tránh tình trạng dị ứng chéo.
Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến, có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên Paracetamol chỉ đáp ứng với cơn đau nhẹ và không kèm theo phản ứng viêm.
NSAIDs (ibuprofen, diclofenac,…): Còn gọi là thuốc chống viêm không steroid, được sử dụng khi cơn đau không đáp ứng với paracetamol vì có khả năng làm giảm phản ứng viêm và cải thiện cơn đau. Tuy nhiên việc lạm dụng loại thuốc này có thể gây xuất huyết dạ dày và chảy máu kéo dài.
Bạn nên tuân thủ chỉ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý thay đổi hoặc ngưng thuốc vì điều này có thể giảm sự nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh, giảm hiệu quả điều trị.
Nếu không nhận thấy có cải thiện lâm sàng sau 5 - 7 ngày sử dụng, cần chủ động thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác.
Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị ở trẻ nhỏ đặc biệt là các thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc bôi corticoid. Bạn nên tham khảo kỹ càng ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc cho trẻ.
Trong thời gian dùng thuốc, nếu cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm cần ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Trước khi thoa thuốc, hãy ngâm vùng da bị chốc lở trong nước ấm hoặc đắp một miếng vải ướt trong vài phút. Sau đó lau khô và nhẹ nhàng loại bỏ bất kỳ vảy nào để kháng sinh có thể thấm vào da tốt hơn.
Hạn chế để vùng da đang sử dụng thuốc bôi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì đây là giai đoạn làn da của bạn đang khá nhạy cảm, đặc biệt khi sử dụng thuốc bôi chứa corticoid.
Trên đây là một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh chốc lở, hy vọng có thể cung cấp thêm cho bạn đọc thông tin hữu ích. Bệnh chốc lở cần được thăm khám để chẩn đoán và điều trị đúng cách, nên bạn cũng cần có sự tư vấn dùng thuốc từ bác sĩ để có được hiệu quả điều trị mong muốn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.