Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để xác định xem thai nhi có bị mắc các dị tật bẩm sinh hay không, mẹ bầu cần thực hiện chọc ối. Vậy thời điểm nào nên áp dụng phương pháp sàng lọc này? Có nguy hiểm không? Thai phụ cần lưu ý điều gì? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin qua bài viết này!
Vào tuần thai 15 - 18, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thủ thuật chọc ối để xét nghiệm dị tật thai nhi. Phương pháp này giúp phát hiện sớm những dị tật thai nhi xảy ra do bất thường về di truyền liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể. Tuy có tính chính xác cao nhưng các chuyên gia cho biết, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tổn thương thai nhi.
Chọc ối là một thủ thuật trong y học được thực hiện từ tuần 15 đến tuần 18 trong thai kỳ. Phương pháp này được chỉ định với các thai phụ có kết quả xét nghiệm Double test, Triple test thuộc nhóm nguy cơ cao.
Bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim mỏng và rỗng xuyên qua thành bụng mẹ bầu đến buồng tử cung để rút một lượng 10 - 15ml dịch ối. Máy siêu âm cũng được dùng để kiểm soát hướng đi của kim, tránh gây tổn thương đến thai nhi.
Thủ thuật chọc ối được đánh giá là xác định chính xác thai nhi có mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp, chẳng hạn như Edwards, Patau, Down hoặc các bệnh dị tật bẩm sinh khác hay không. Độ chính xác của thủ thuật lên đến 99%.
Sàng lọc trước sinh với phương pháp chọc ối nhằm xét nghiệm chẩn đoán dị tật thai nhi cho độ chính xác cao. Tuy vậy, vẫn có thể xuất hiện trưởng hợp sảy thai với tỉ lệ 1/500, nghĩa là trong 500 thai phụ thực hiện thì có 1 người bị sảy thai. Nếu mẹ bầu nằm trong yếu tố nguy cơ như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, đang viêm âm đạo, béo phì, có tình trạng màng ối chưa sáp nhập màng đệm, máu tụ dưới màng đệm, sảy thai hơn 3 lần thì nguy cơ bị sảy thai sẽ tăng lên.
Một số nguy cơ khác có thể xảy ra sau khi chọc ối nhưng rất hiếm là nhiễm trùng, rỉ ối, vỡ ối, thai lưu, thai nhi tổn thương, sinh non… Dù tỉ lệ chỉ có 1% nhưng nó vẫn có khả năng xuất hiện ngẫu nhiên, tùy thuộc vào cơ địa và tình hình sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, dù mang thai ở độ tuổi nào thì thai phụ nên thực hiện sàng lọc trước sinh từ 3 tháng đầu. Kết quả của xét nghiệm sàng lọc là cơ sở quyết định mẹ bầu có cần thực hiện chọc ối hay không.
Đối với thai phụ bị viêm gan B thì nguy cơ lây truyền bệnh từ mẹ sang con thông qua thủ thuật này khá thấp. Mặc dù vậy, nếu nếu tải lượng virus HBV DNA trên mẹ > 7 log 10 copies/ml thì nguy cơ lây truyền sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, chọc ối còn tăng nguy cơ lây truyền HIV từ thai phụ nhiễm HIV sang con, nhất là đối với sản phụ không được điều trị trước sinh.
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Chọc ối để làm gì? Thủ thuật chọc ối được chỉ định nhằm mục đích chẩn đoán những bất thường về di truyền trên thai nhi, trong đó bao gồm hội chứng Down. Thủ thuật này không chỉ định cho tất cả mẹ bầu mà chỉ được thực hiện trên những thai phụ có nguy cơ mắc các rối loạn di truyền cao. Những trường hợp cần làm xét nghiệm bao gồm:
Bên cạnh chức năng xét nghiệm phát hiện dị tật trên thai nhi, phương pháp chọc ối còn được chỉ định khi mẹ bầu xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng ối, khi cần xác định độ trưởng thành phổi thai nhi để chấm dứt thai kỳ do bệnh lý như tiền sản giật.
Phương pháp chọc ối để xét nghiệm dị tật thai nhi thường được chỉ định thực hiện từ tuần thai thứ 15 đến 18. Đây là thời điểm nước ối đầy đủ. Việc lấy đi một lượng nước ối ít cũng không gây ảnh hưởng đến thai kỳ.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ siêu âm để xác định khu vực có nhiều nước ối và không có cấu trúc thai. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành sát trùng da bụng, dùng máy siêu âm hỗ trợ để xiên một đầu kim nhỏ qua thành bụng, qua cơ tử cung, hút một lượng ít nước ối ra mang đi xét nghiệm. Phần nước ối sau khi lấy ra sẽ được cơ thể thai phụ tái tạo lại, thai nhi sẽ không bị thiếu ối. Trong trường hợp mẹ bầu mang song thai, bác sĩ có thể chọc kim 2 lần vào tử cung để lấy nước ối từ 2 buồng ối riêng biệt.
Vậy chọc ối có đau không? Trong quá trình thực hiện thủ thuật, thai phụ sẽ cảm thấy hơi đau nhói. Cảm giác khó chịu sẽ kéo dài sau khi thực hiện vài giờ. Lúc này, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, không mang vác đồ nặng, không quan hệ tình dục vài ngày. Nếu thấy cơ thể bị sốt, đau bụng nhiều, ra nước âm đạo, ra máu âm đạo thì thai phụ cần nhanh chóng đi khám lại.
Trong vòng hai tuần, mẹ bầu sẽ nhận được kết quả chọc ối với độ chính xác khi xét nghiệm dị tật thai nhi lên đến 99%. Bác sĩ sẽ tham vấn kết quả xét nghiệm kèm theo các hướng dẫn cụ thể tùy thuộc theo từng tình huống thai kỳ.
Chọc ối là phương pháp sàng lọc xâm lấn nên khi tiến hành, thai phụ cần lưu ý những điều dưới đây:
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về phương pháp chọc ối. Thai phụ hãy tuân thủ lịch trình khám thai theo chỉ định của bác sĩ để sớm phát hiện những bất thường trên thai nhi, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.