Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khớp thái dương hàm là một khớp có nhiệm vụ quan trọng để đóng hàm giúp thực hiện nhiều cử động khác nhau của sọ mặt như ăn, nuốt và nói. Cùng tìm hiểu cách chữa viêm khớp thái dương hàm tại nhà vô cùng đơn giản qua bài viết dưới đây nhé!
Khi bị viêm khớp thái dương hàm sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Viêm khớp thái dương hàm có thể xảy ra ở bất kì ai, từ trẻ em tới người già không phân biệt vùng miền hay mùa vụ. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thường gặp nhất là:
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm khoảng 50% tổng số bệnh nhân mắc viêm khớp thái dương hàm. Bệnh nhân thường bị viêm nhiều khớp khắp toàn thân, đặc biệt là các khớp nhỏ nhỡ và có tính đối xứng 2 bên. Tình trạng này hay gặp ở bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp lâu năm, nhất là ở nữ giới.
Các chấn thương vùng hàm mặt có thể do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, hoặc bị ngã, va đập mạnh, bị tát mạnh hay bị sang chấn khi chơi thể thao đều có thể gây viêm khớp thái dương hàm. Những trường hợp chấn thương không được xử lý đúng cách càng làm tăng nguy cơ bị viêm.
Một số bệnh nhân cười ngoác miệng quá rộng, hay há miệng rộng quá mức một cách đột ngột cũng khiến khớp hàm di lệch sai vị trí và gây viêm. Một số trường hợp do thói quen nghiến răng khi ngủ, nhai kẹo cao su liên tục làm khớp hàm bị bó chặt, tăng áp lực cho khớp cũng gây viêm khớp thái dương hàm.
Viêm khớp thái dương hàm cũng có thể do răng khôn mọc lệch, biến chứng sau nhổ răng khôn, sang chấn tâm lý… Một số bệnh lý khác cũng gây ra như thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp…
Viêm khớp thái dương hàm có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên cơ thể, tùy mức độ nặng nhẹ cũng như cơ địa mỗi người mà có một số biểu hiện:
Đây là triệu chứng thường gặp nhất, bệnh nhân thấy đau tại khớp thái dương hàm và xung quanh tai, có thể đau cả vùng cổ, vùng mặt và dễ nhầm với các bệnh tai mũi họng. Giai đoạn đầu thường chỉ đau nhẹ, không cần sử dụng thuốc giảm đau cũng có thể tự khỏi. Giai đoạn sau tình trạng đau tăng lên, đau thường xuất hiện thành từng cơn, nhất là khi ăn, nhai và nói.
Bình thường khớp thái dương hàm cử động linh hoạt 3 chiều giúp thực hiện các hoạt động ăn, nói, nuốt được dễ dàng. Khi viêm khớp bệnh nhân sẽ khó há miệng, khó khép miệng và di chuyển hàm. Điều này khiến việc ăn uống, nói chuyện gặp khó khăn và đau đớn.
Bệnh nhân có thể nghe thấy âm thanh lục cục do khớp chuyển động, tình trạng này thường gặp ở giai đoạn sau. Tiếng lục cục khớp thường xuất hiện khi bệnh nhân cử động khớp thái dương hàm khi nói, nuốt, nhai thức ăn. Khi có triệu chứng này cần đi khám bác sỹ sớm để tránh các biến chứng.
Tùy theo từng bệnh nhân có một số biểu hiện khác nhau như đau nhức đầu, đau vùng mặt và cổ, đau nhức bên trong tai. Bệnh nhân cũng thường thấy mệt mỏi, khó chịu. Đôi khi xuất hiện hạch ở vùng góc hàm hoặc sau tai. Một số bệnh nhân thấy cơ nhai ở má sưng to khiến mặt bị lệch.
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị sẽ khác nhau, mục đích là giúp cải thiện sinh hoạt hàng ngày và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sỹ. Bệnh nhân ở nhà cần uống thuốc đầy đủ, tập luyện thể dục và các bài tập cơ xương khớp để các khớp được bôi trơn và cử động dễ dàng.
Các thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau chống viêm cần được sử dụng đúng thời gian, không được lạm dụng để tránh hại dạ dày, gan, thận.
Khi bị sưng đau khớp thái dương hàm, bệnh nhân có thể dùng khăn bọc đá lạnh hoặc khăn ấm để chườm vào vùng khớp. Cách dùng nhiệt trị liệu này giúp làm khí huyết lưu thông, giảm sưng đau hiệu quả. Mỗi lần chườm có thể kéo dài khoảng 10 đến 15 phút, ngày chườm khoảng 3 - 4 lần. Chú ý không được áp đá lạnh trực tiếp vào da mà cần bọc qua một chiếc khăn để tránh tổn thương da.
Bệnh nhân có thể tự xoa bóp hoặc nhờ các chuyên gia xoa bóp bấm huyệt giúp để chữa viêm khớp thái dương hàm tại nhà hiệu quả. Việc xoa bóp giúp thư giãn cơ, đẩy khớp về đúng vị trí giúp giảm các triệu chứng đau và khớp cử động được linh hoạt, dễ dàng hơn. Mỗi ngày có thể thực hiện xoa bóp bấm huyệt 2 lần vào buổi sáng và tối.
Khi khớp thái dương hàm bị tổn thương nên ăn đồ lỏng, mềm, dễ nhai và nuốt giúp khớp hàm ít phải làm việc. Đặc biệt tránh các thức ăn có kích thước lớn, cứng, giòn, dai khó nhai khiến cơ hàm phải làm việc nhiều hơn và dễ bị lệch. Một số món ăn gợi ý như cháo ngũ cốc, súp, mì các loại.
Khi bị viêm khớp thái dương hàm, bệnh nhân cần dành thời gian tập vận động để khớp thái dương hàm nhanh chóng phục hồi chức năng vốn có của nó. Tránh các hoạt động gây sai khớp như há miệng quá rộng, nghiến răng, cắn chặt răng, nhai liên tục… Bệnh nhân cũng cần vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp khoang miệng sạch sẽ tránh bội nhiễm.
Ngoài ra khi tự chữa viêm khớp thái dương hàm tại nhà không mang lại hiệu quả, hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng nề thì cần đi khám y tế ngay. Việc chủ quan, coi thường bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hại, ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Nói chung viêm khớp thái dương hàm là một bệnh ít biến chứng, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tùy theo từng mức độ bệnh mà bệnh nhân có thể lựa chọn chữa viêm khớp thái dương hàm tại nhà hoặc tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.