Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chứng khó nuốt ở bệnh nhân điều trị ung thư

Ngày 23/08/2022
Kích thước chữ

Ung thư hay các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh ung thư có thể gây nên triệu chứng khó nuốt. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của thuốc xạ trị vùng cổ họng hoặc ngực hay phương pháp điều trị ung thư nào khác.

Khó nuốt là tình trạng bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng đi xuống họng. Một số trường hợp có thể bị sặc, ho hoặc nghẹn khi cố nuốt hay có cảm giác thức ăn bị đọng lại ở cổ họng.

Những nguyên nhân gây khó nuốt

Ung thư, đặc biệt là ung thư miệng, họng hay thực quản là nguyên nhân gây khó khăn khi nuốt thức ăn của bệnh nhân.

Bệnh nhân ưng thư mang các khối u ung thư phát triển ở vùng miệng, họng và thực quản, kích thước khối u có thể làm hẹp đường đi của thức ăn xuống vùng họng.

Ngoài ra, chứng khó nuốt cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện các liệu pháp điều trị ung thư:

  • Xạ trị;
  • Phẫu thuật;
  • Hóa trị (ít xảy ra hơn).

Nguyên nhân gây khó nuốt do tác dụng phụ của điều trị ung thư có thể bao gồm:

  • Quá trình xơ hóa, tạo sẹo hay làm cứng vùng họng, thực quản hoặc miệng khiến bệnh nhân khó nuốt.
  • Bệnh nhân nhiễm trùng miệng hoặc thực quản sau khi xạ trị hoặc hóa trị.
  • Lòng thực quản hoặc hầu họng sưng hay thu hẹp sau khi xạ trị hoặc phẫu thuật.
  • Những thay đổi lý tính xảy ra ở vùng miệng, hàm, họng hoặc thực quản do phẫu thuật.
  • Viêm niêm mạc miệng gây đau, nhức hoặc sưng đỏ vùng họng, thực quản.
  • Khô miệng do xạ trị hoặc hóa trị.
Chứng khó nuốt Chứng khó nuốt có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư

Liệu pháp cải thiện tình trạng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư

Giảm các tác dụng phụ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh ung thư hay còn được gọi là xử trí triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc xoa dịu. 

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn bao gồm các triệu chứng mới hoặc thay đổi của các triệu chứng theo thời gian.

Bệnh nhân không nên chủ quan đợi tới khi xảy ra triệu chứng khó nuốt mới bắt đầu can thiệp. Bệnh nhân nên thực hiện các liệu pháp nuốt trước khi thực hiện điều trị ung thư, đặc biệt đối với những bệnh nhân ung thư họng sẽ giảm nguy cơ tăng nặng và giúp bạn mau chóng hồi phục.

  • Chuyên gia âm ngữ trị liệu (speech therapist): Tham khảo chuyên gia những cách nuốt để tránh nghẹn và sặc hay các bài tập để sử dụng các cơ ở miệng và họng tốt hơn trong quá trình điều trị ung thư.
  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc làm giảm viêm và giảm đau  giúp điều trị nhiễm trùng miệng hoặc họng. Một số thuốc giảm đau được sử dụng dưới dạng nước súc miệng trước khi ăn.
  • Ống xông truyền dinh dưỡng: Bác sĩ có thể đặt một ống xông thông qua mũi hoặc bụng vào dạ dày, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho đến khi bạn có thể ăn uống bình thường trở lại.

Các mẹo ăn uống giúp cải thiện tình trạng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư khó nuốt hãy thử các loại thực phẩm khác nhau với cách ăn uống khác nhau và chọn ra phương pháp phù hợp nhất với chế độ dinh dưỡng của mình. Cần đảm bảo rằng mọi phương pháp đều cần tuân thủ theo chế độ ăn uống bổ dưỡng để cung cấp đủ lượng calo, protein, vitamin và khoáng chất cho bệnh nhân ung thư.

Hãy cân nhắc các mẹo sau đây khi khó nuốt:

  • Ăn các loại thực phẩm mềm, mịn như yaourt hay bánh pudding.
  • Nghiền, xay thức ăn. Có thể làm ẩm thức ăn khô với nước dùng, nước xốt, bơ hoặc sữa.
  • Hãy thử làm sánh/nhớt đồ uống bằng cách thêm gelatin, bột năng, ngũ cốc hoặc các sản phẩm có độ nhớt cao được bán trên thị trường.
  • Sử dụng ống hút cho đồ uống và đồ ăn mềm.
  • Ăn các thức ăn đã để nguội hoặc làm mát để giảm đau.
  • Ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm và kĩ.
  • Ngồi thẳng khi ăn hoặc uống.
  • Ăn các bữa nhỏ, chia đều trong ngày.
  • Chọn thức ăn giàu năng lượng và protein nếu đang bị sút cân. Chúng bao gồm trứng, kem sữa, milkshakes và những món hầm.
  • Tránh thức ăn khô, thô hoặc cứng.
  • Tránh thức ăn cần nhai nhiều.
  • Uống thực phẩm thay thế hoặc thức uống bổ sung dinh dưỡng.
Cải thiện tình trạng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư Cải thiện tình trạng khó nuốt ở bệnh nhân ung thư

Mặc dù khó nuốt thường không được coi là bệnh lý, không gây ra những triệu chứng nghiêm trọng nhưng chúng ảnh hưởng rất lớn đến việc làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, làm suy giảm thể trạng và quá trình điều trị bệnh.

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin