Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Người cao tuổi

Chứng run chân tay ở người cao tuổi và cách phòng ngừa

Ngày 31/05/2020
Kích thước chữ

Run chân tay là một chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây ra không ít bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày của họ, làm người bệnh thêm tự ti, mặc cảm. Vậy nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa chúng như thế nào?

Bệnh run tay chân là một trong những triệu chứng rất dễ nhìn thấy khi tuổi tác đã lên cao, từ tuối 45 trở lên, tình trạng lão hóa dẫn theo các rối loạn thần kinh. Căn bệnh này gồm những vận động ngoại ý, tự phát, gặp ở tay hay ở bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể. Những vận động run này có thể xảy ra khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ nhưng cũng có khi run ở trạng thái vận động.

Chứng run chân tay ở người cao tuổi và cách phòng ngừa1Chứng run chân tay ở người cao tuổi và cách phòng ngừa

Nguyên nhân gì dẫn đến chứng run chân tay?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng run tay ở người cao tuổi, phổ biến nhất là run sinh lý, do tác dụng phụ của thuốc điều trị, bệnh hệ thống hoặc do suy giảm chức năng não bộ. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây run chân tay người cao tuổi, giúp quá trình chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.

Run lành tính

Đây là loại run xuất hiện khi vận động và mất dần khi cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi. Các biểu hiện khác kèm theo run chân tay bao gồm gật gù đầu, run lưỡi, run môn. Người bệnh có thể run bất đối xứng, nghĩa là một bên bị run nhưng một bên lại hoàn toàn bình thường.

Theo một số nghiên cứu, có khoảng 10 - 20% dân số bị mắc bệnh này và thường gặp trên ở độ tuổi trên 80. Các loại run này được điều trị hiệu quả bằng các thuốc ức chế beta hay gabapentin, primidone nhưng đây là những biện pháp điều trị không mang tính lâu dài. 

Run do bệnh Parkinson

Chứng run chân tay ở người cao tuổi và cách phòng ngừa2Người bệnh Parkinson xuất hiện chứng run cả khi nghỉ ngơi 

Parkinson là một bệnh do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamin trong hệ thần kinh trung ương. Bệnh thường dễ nhận biết bởi một số dấu hiệu như cứng đờ, khó vận động, tay xoay vòng, không giữ được tư thế. Dáng người của bệnh nhân Parkinson cũng rất đặc biệt như lưng còng xuống, người cứng nhắc đặc trưng. Điểm khác biệt nhất là run do Parkinson xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, kèm theo cứng đờ chân tay, giảm biểu cảm khuôn mặt, suy giảm trí nhớ và ảo giác,...

Run do suy giảm chức năng não bộ

Sự suy giảm chức năng não bộ gây rối loạn điều hoà vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng run chân tay ở người cao tuổi. Run xuất hiện khi người cao tuổi tập trung chú ý, càng để ý càng run.

Ngoài ra, run trong trường hợp này còn do người bệnh nghiện rượu, uống quá nhiều thuốc chống động kinh loại phenytoin, hội chứng cận u hay teo não bệnh lý thứ phát.

Làm thế nào để phòng ngừa chứng run chân tay ở ngưởi cao tuổi?

Chúng ta có thể phòng ngừa chứng run tay ở người cao tuổi bằng những biện pháp sau đây:

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia vì sẽ làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, tăng rối loạn sự điều phối thần kinh-cơ trong vận động, làm mức độ run nghiêm trọng hơn.
  • Tăng cường sử dụng các loại rau củ quả giàu chất oxy hoá tự nhiên (yến mạnh, hạt hướng dương, đậu nành,…) có tác dụng làm chậm quá trình suy thoái não bộ.
  • Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng lý tưởng, việc tập thể dục, thể thao (đi bộ, dưỡng sinh,...) đều đặn ở người cao tuổi sẽ giúp hệ cơ khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Ngoài ra, việc rèn luyện còn giúp tăng cường lưu thông máu lên não và cải thiện các triệu chứng bệnh người già, đặc biệt là với chứng run do rối loạn thần kinh thực vật.
  • Giảm căng thẳng, lo âu vì chúng lâu ngày có thể ảnh hưởng nhiều đến mức độ run. Trong các trường hợp run do suy giảm chức năng não bộ thì vấn đề tâm lý càng đóng vai trò quan trọng.
Chứng run chân tay ở người cao tuổi và cách phòng ngừa3Thường xuyên tập thể dục, thể thao giúp hệ cơ khỏe mạnh và dẻo dai hơn

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh người già run tay chân và có cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Ngân Lâm

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin