Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lão hóa là quá trình bình thường như lẽ đương nhiên mà mỗi người đều phải trải qua. Ở giai đoạn này, đặc điểm tâm lý của người cao tuổi có sự thay đổi nhất định. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những thay đổi tâm lý đặc trưng ở người lớn tuổi.
Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi thường rất nhạy cảm, dễ buồn tủi và ít tâm sự với con cháu, người thân. Để giúp người cao tuổi trong gia đình có tâm lý thoải mái, vui vẻ hơn, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết sau.
Để hiểu được đặc điểm tâm lý của người cao tuổi, bạn cũng cần nắm rõ người cao tuổi là như thế nào. Có rất nhiều khái niệm định nghĩa người cao tuổi, trước đây, người ta thường sử dụng thuật ngữ người già để chỉ những người cao tuổi nhưng đến nay, thuật ngữ “người cao tuổi” lại được sử dụng nhiều hơn.
Theo quan điểm y học, người cao tuổi là người đang ở giai đoạn già hóa gắn liền với sự suy giảm chức năng của cơ thể. Còn về mặt luật pháp, cụ thể là Luật Người cao tuổi Việt Nam quy định người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Theo Liên hợp quốc, người cao tuổi cũng được tính từ 60 tuổi trở lên.
Trong y học, người cao tuổi được chia thành các nhóm từ 60 – 75 tuổi gọi là tuổi bắt đầu già, từ 75 – 90 tuổi là người già còn trên 90 tuổi người già sống lâu. Đến giai đoạn này, người cao tuổi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đây chính là khởi nguồn của bệnh tật do yếu tố tuổi tác.
Như bạn đã biết, đến giai đoạn lão hóa của tuổi già, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm lý. Chính vì vậy mà đặc điểm tâm lý của người cao tuổi càng được nhiều người quan tâm, chú ý hơn nhằm kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ người cao tuổi sống vui, sống khỏe trong giai đoạn này. Dưới đây là một số đặc điểm tâm lý của người cao tuổi bạn nên biết.
Một trong những đặc điểm tâm lý của người cao tuổi mà người nhà, con cháu cần đặc biệt quan tâm là họ thường xuyên cảm thấy cô đơn, không có người cùng trò chuyện, tâm sự. Cuộc sống ngày một hối hả, con cháu bận rộn với cuộc sống khiến người cao tuổi càng cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi, họ rất muốn trải qua tuổi già một cách vui vẻ bên người thân nhưng thực tế lại thường xuyên ở nhà một mình.
Đây cũng là lý do khiến người cao tuổi càng cảm thấy cô đơn hơn trong chính căn nhà của mình. Qua đây, con cháu, người thân cũng nên chú ý đến đặc điểm tâm lý của người cao tuổi, thường xuyên quan tâm đến họ nhiều hơn, dành thời gian ở bên và tâm sự, chăm sóc ông bà, bố mẹ của mình.
Đa số người cao tuổi khi còn đủ sức khỏe thường sẽ cố gắng phụ giúp con cháu làm việc nhà hoặc tự phục vụ mình để tránh làm phiền đến người thân. Tuy nhiên, với những người cao tuổi sức khỏe yếu, phụ thuộc nhiều vào con cháu lại dễ sinh ra cảm giác tủi thân, chán nản, buồn phiền hay thậm chí tự dằn vặt mình.
Tuổi càng cao đặc điểm tâm lý của người cao tuổi càng phức tạp, sức khỏe cũng giảm sút nhiều hơn khiến việc đi lại, làm việc chậm chạp hơn, phải nhờ đến con cháu giúp đỡ những nhu cầu cá nhân như ăn uống, vệ sinh cá nhân,… nên chỉ một câu nói hoặc một hành động nhỏ của người thân cũng có thể khiến người cao tuổi tủi thân, cho rằng mình là gánh nặng của người nhà, bị coi thường và không được trân trọng.
Vì muốn truyền đạt nhiều kinh nghiệm sống, muốn tâm sự nhiều hơn với con cháu nên người cao tuổi thường hay bắt lỗi, nói nhiều và đôi khi khiến người thân khó chịu. Điều này mặc dù xuất phát từ mục đích muốn con cháu tốt hơn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần làm tăng thêm áp lực, khó chịu và bất hòa trong gia đình. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng rất nhạy cảm, hay hồi tưởng quá khứ, những việc chưa làm được, những lỗi lầm đã phạm,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Đặc điểm tâm lý của người cao tuổi là nóng nảy, dễ lớn tiếng, tự ti, suy nghĩ tiêu cực nên hay làm mọi người xung quanh khó chịu, mệt mỏi. Vị trí xã hội của người cao tuổi cũng đã thay đổi so với giai đoạn trước nên họ lại càng dễ bị tác động, từ người chăm sóc thành người được con cháu chăm sóc nên họ lại suy nghĩ nhiều hơn, khó kiềm chế cơn nóng giận và tinh thần kém.
Thêm một đặc điểm tâm lý của người cao tuổi nữa con cháu rất nên để ý, đó là họ đa nghi hơn khi lớn tuổi. Việc suy nghĩ nhiều, suy nghĩ tiêu cực đã khiến họ lo lắng, nóng nảy, khó kiềm chế. Người cao tuổi cũng rất nhạy cảm với mọi khủng hoảng tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Phải làm gì để giúp người thâm kiểm soát đặc điểm tâm lý của người cao tuổi? Để giúp ông bà, bố mẹ trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, hạnh phúc hơn, bạn có thể áp dụng những cách sau:
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu đã vừa cùng bạn tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý của người cao tuổi. Ngoài quan tâm đến sức khỏe tinh thần, người nhà cũng cần cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người cao tuổi để giúp họ sống vui, sống khỏe và sống hạnh phúc hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.