Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chụp PET sau khi điều trị ung thư: Khi nào cần và khi nào không cần?

Ngày 24/07/2022
Kích thước chữ

Khảo sát chụp PET sẽ chụp phần cơ nơi ung thư xuất hiện. Vậy thì khi nào cần chụp PET và khi nào không cần chụp PET? Hãy theo dõi bài viết sau của Long Châu để hiểu nhiều hơn nhé.

Khi đã hoàn tất điều trị ung thư, bệnh nhân thường sẽ có thể làm những thứ với mong muốn và đảm bảo rằng ung thư sẽ không thể tái phát. Để chắc chắn hơn, một vài bác sĩ sẽ yêu cầu một dạng khảo sát đặc biệt về hình ảnh, có tên gọi là PET Scan. Bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ đề cập đến phương pháp chụp PET sau khi điều trị ung thư, mời bạn theo dõi nhé.

Chụp CT khác gì với chụp PET/CT?

Chụp PET Sau Khi Điều Trị Ung Thư: Khi Nào Cần Và Khi Nào Không Cần 1 Sự khác nhau giữa CT và PET/CT

Kỹ thuật chụp hình cắt lớp (Computed Tomography) ra đời từ những năm 1972 từ một kỹ sư người Anh có tên là Godfrey Hounsfield. Kỹ thuật này sẽ cho phép các bác sĩ đánh giá hình ảnh cấu trúc giải phẫu chi tiết những cơ quan và mô ở bên trong cơ thể. 

Không giống với những phương pháp chẩn đoán hình ảnh cấu trúc khác, PET sẽ ghi lại hình ảnh chuyển hoá, cho phép các bác sĩ đánh giá cả phương diện định tính và định lượng những quá trình hoá sinh đến cấp độ phân tử thông qua những chất phóng xạ đã được đánh dấu.

Việc kết hợp giữa CT và PET trên một hệ thống máy và cùng một lần ghi hình sẽ cho ra những hình ảnh lai có chứa đầy đủ những dữ liệu của cấu trúc giải phẫu và chuyển hoá của từng cơ quan, mô bên trong cơ thể, cung cấp đầy đủ những thông tin cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Trong thực hành lâm sàng hiện nay, có trên 90% trường hợp được chỉ định chụp PET/CT trong những bệnh lý ung thư, nghi ngờ ung thư giúp phân biệt được tổn thương lành tính hay ác tình, tìm tổng thương nguyên phát hay di căn hoặc những hội chứng cận ung thư. Bên cạnh đó, PET/CT còn được ứng dụng để chẩn đoán những bệnh lý về thần kinh, nhiễm trùng, tim mạch.

Bên cạnh việc xác định tổn thương ác tính hay lành tính của khối u, chụp PET/CT còn có thể giúp cho bác sĩ:

  • Phát hiện tổn thương nguyên phát.
  • Đánh giá giai đoạn của bệnh.
  • Theo dõi và đánh giá đáp ứng của quá trình điều trị.
  • Xác định chính xác vị trí cần thực hiện sinh khiết.
  • Lên kế hoạch xạ trị.

Chụp PET/CT và PET thường sẽ không thể giúp ích cho những người đã kết thúc điều trị ung thư và không có triệu chứng.

Đối với đa phần những bệnh ung thư, những xét nghiệm này sẽ không thể giúp cho bạn sống lâu hơn hoặc có được chất lượng cuộc sống tốt hơn. Nếu như bạn được chụp mà không có bất kỳ lý do nào chính đáng, nó có thể dẫn đến sự lo lắng, báo động sai, chuẩn đoán sai, những thủ thuật y tế không cần thiết và sẽ gia tăng chi phí y tế.

Thông thường, có rất nhiều cách tốt hơn để có thể theo dõi tình trạng của bạn: 

  • Học cách nhận biết những triệu chứng có thể gợi ý tái ung thư. 
  • Tái khám định kỳ thường xuyên, bao gồm việc thăm khám và hỏi bệnh trực tiếp, cẩn thận. 
  • Đối với một số loại bệnh ung thư, có một vài xét nghiệm đơn giản nên được thực hiện như chụp nhũ ảnh ở những phụ nữ đã kết thúc quá trình điều trị ung thư vú. 
  • Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa về những xét nghiệm phù hợp đối với tình huống của mình.

Chụp PET và PET-CT có đi kèm rủi ro không?

Chụp PET Sau Khi Điều Trị Ung Thư: Khi Nào Cần Và Khi Nào Không Cần 2 Rủi ro khi chụp PET hoặc PET/CT

Chụp PET/CT và PET có thể làm gia tăng thêm sự căng thẳng cho những người đã kết thúc quá trình điều trị và vượt qua căn bệnh. Những xét nghiệm này thường sẽ chỉ ra được những vấn đề sức khỏe không nghiêm trọng. Điều này sẽ có thể dẫn đến nhiều xét nghiệm và nhiều thủ thuật hơn, bao gồm lập lại những khảo sát để theo dõi và thậm chí là sinh khiết cũng như phẫu thuật. Những thủ thuật y tế này sẽ bao gồm những nguy cơ nhất định và sẽ có thể gây ra biến chứng trong khi thức giấc tổn thương báo động trên PET chẳng gây hại là bao nhiêu.

Bên cạnh đó, PET, đặc biệt là PET/CT sẽ có nguy cơ về với diễm phóng xạ ở mức rất cao. Những ảnh hưởng từ phóng xạ sẽ có thể tích lũy trong suốt cuộc đời và chính vì thế PET/CT sẽ có thể làm tăng nguy cơ ung thư về sau. Không nên lập lại khảo sát này nhiều lần trừ khi có bằng chứng cho thấy rằng chúng hữu ích. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu như việc lập lại nhiều lần là thực sự cần thiết đối với bạn.

Các xét nghiệm tương đối tốn kém

Mỗi lần thực hiện khảo sát PET/CT có thể tốn khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Tiền này sẽ không bao gồm những chi phí xét nghiệm và những thủ tục phát sinh, bổ sung do báo động sai. Một số chương trình bảo hiểm sẽ không chi trả cho khoản này thường xuyên ở một vài bệnh nhân không có triệu chứng, khỏe mạnh đã hoàn thành quá trình điều trị những loại bệnh ung thư như ung thư xương, ung thư gan, ung thư phổi,...

Vậy khi nào nên chụp PET ?

Chụp PET Sau Khi Điều Trị Ung Thư: Khi Nào Cần Và Khi Nào Không Cần 3 Khi nào nên chụp PET hoặc PET/CT

Khi nào nên chụp PET hoặc PET/CT? Chụp PET/CT hoặc PET sẽ có thể hữu ích nếu như bác sĩ cho rằng bệnh ung thư của bạn có thể là ung thư phổi, ung thư xương, ung thư vú, ung thư thận,... đã tái phát trở lại, dựa trên những triệu chứng có liên quan, kết quả khám thực thể hoặc những xét nghiệm khác. Chụp PET/CT cũng có thể được đề nghị nếu như bạn đã hoàn thành quá trình điều trị ung thư giai đoạn muộn, tiến triển và bác sĩ cần phải tìm hiểu thêm về điều trị gần đây nhất có kết quả tốt hay không.

Bài viết trên là những chia sẻ của Long Châu về phương pháp chụp PET sau khi điều trị ung thư cũng như những ưu và nhược điểm của phương pháp này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về phương pháp này nhé.

 Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin