Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vì sao nên tiến hành tầm soát ung thư phổi ? Có mấy phương pháp tầm soát? Nếu bạn đang tìm hiểu về các vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây
Ung thư phổi bắt nguồn từ các tế bào đường hô hấp phổi, các tế bào này phát triển bất thường trong mô phổi và lan rộng. Ở Việt Nam, ung thư phổi hiện đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với tất cả các loại ung thư ở cả nam và nữ. Vì vậy, nhu cầu tầm soát ung thư phổi hiện đang được rất nhiều đối tượng quan tâm.
Ung thư phổi (còn gọi là ung thư phế quản phổi) là bệnh ung thư gây ra nhiều ca tử vong nhất mỗi năm trên thế giới. Bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, đây cũng là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng xấu nhất, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 20%.
Ở nam giới từ 45 đến 64 tuổi, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong tất cả các bệnh hiểm nghèo hiện nay. Căn bệnh này đang ngày một gia tăng ở phụ nữ. Hút huốc lá được đánh giá là nguyên nhân của 8 trong số 10 trường hợp mắc bệnh ung thư phổi.
Mục tiêu của tầm soát ung thư phổi là phát hiện những người trong nhóm dân số khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh để việc điều trị hoặc can thiệp có hiệu quả hơn. Nếu có những dấu hiệu bất thường được xác định, bạn có thể cần phải khám thêm để xác định chẩn đoán hoặc tiến hành theo dõi.
Trong trường hợp ung thư phế quản - phổi, việc khám sàng lọc là chụp lồng ngực liều thấp không cần tiêm thuốc, hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính. Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu bất thường, đánh giá chẩn đoán từ phía bác sĩ sẽ bao gồm khám lâm sàng, kiểm tra hình ảnh y tế bổ sung hoặc xét nghiệm y học hạt nhân và sinh thiết khối u.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng tầm soát ung thư phế quản phổi bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư này làm giảm tỷ lệ tử vong. Do đó, với việc thực hiện sàng lọc có hệ thống ở những người tiếp xúc nhiều với thuốc lá, cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh ung thư này giảm đáng kể.
Tầm soát ung thư phổi giúp làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi vì chúng ta có thể phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn đầu và có phác đồ điều trị, can thiệp kịp thời.
Hút thuốc là yếu tố gây nguy cơ lớn nhất đối với sự phát triển của ung thư phổi. Vì vậy, việc tầm soát ung thư phổi cần được thực hiện đối với những người hút thuốc. Do đó, bạn nên áp dụng một số cách cai thuốc lá càng sớm càng tốt.
Xét nghiệm chức năng phổi được xem là một trong những bước đầu tiên của việc tầm soát bệnh. Bác sĩ sẽ đo tình trạng chức năng của đường thở và phổi cũng như thể tích phổi và hô hấp . Nhờ đó, có thể phát hiện được tình trạng hẹp đường thở hoặc những thay đổi nhỏ nhất của phế quản, có thể là dấu hiệu của ung thư biểu mô phế quản.
Nội soi phế quản ảo là một thủ thuật không xâm lấn để giúp người bệnh phát hiện sớm ung thư phổi. Trong nội soi phế quản thông thường, một ống mỏng phải được đưa qua mũi hoặc miệng qua khí quản vào phế quản nhằm mục đích kiểm tra trực quan đường thở và phổi.
Mục đích chính của việc nội soi này đó là loại bỏ sớm tế bào ung thư. Thủ thuật này thường được tiến hành dưới dạng gây tê cục bộ, thường gây khó chịu cho nhiều bệnh nhân.
Mặt khác, với nội soi phế quản ảo, đường thở chỉ được chụp X-quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính và hiển thị trên màn hình máy tính dưới dạng hình ảnh ba chiều, có màu. Bằng cách này, ngực của bệnh nhân có thể được tìm thấy những thay đổi trên màng nhầy và các khối u trong phổi.
Xét nghiệm tế bào đờm là một cách đơn giản khác để phát hiện khối u phổi ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi.
Trong tế bào học đờm, chất nhầy phế quản ho được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm sự hiện diện của các tế bào bị thay đổi. Bên cạnh đó, chúng có thể cho thấy dấu hiệu của ung thư phổi, ngay cả trước khi một ung thư biểu mô phế quản đủ lớn để được phát hiện trên hình ảnh X-quang. Phương pháp xét nghiệm tế bào đờm này chỉ phù hợp với những bệnh nhân thường xuyên bị ho.
Phổi không có dây thần kinh cảm giác nên có nhiều trường hợp người bệnh không thể cảm thấy đau ngay cả khi khối ung thư phát triển. Khi xuất hiện các triệu chứng như ho, ho ra máu , khó thở thì ung thư đã ở giai đoạn nặng và khó điều trị . Vì vậy, cần đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư phổi để phát hiện và điều trị kịp thời.
Lại Thảo
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.