Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không?

Ngày 22/07/2022
Kích thước chữ

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm được thực hiện bằng cách đưa đầu dò trực tiếp vào trong âm đạo, từ đó giúp chẩn đoán các bất thường liên quan đến vùng bụng và vùng chậu. Vậy liệu có thực hiện được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt hay không?

Siêu âm là một phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán các cơ quan, đặc biệt là vùng bụng và chậu. Nhờ các hình ảnh của siêu âm có thể theo dõi được sự bất thường hay phát triển của cơ quan, bào thai. Trong thăm khám vùng âm đạo, siêu âm đầu dò được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, có được thực hiện siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không?

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm với tần số cao khoảng 20000Hz. Tần số này chiếu qua ngã ba của âm đạo, từ đó hiển thị hình ảnh của các bộ phận như tử cung, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ quan sinh sản với độ phân giải cao.

Siêu âm đầu dò có hai loại là: Siêu âm đầu dò hậu môn và siêu âm đầu dò âm đạo. Với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định khác nhau.

  • Siêu âm đầu dò trực tràng: Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhi và bệnh nhân chưa có quan hệ tình dục nhằm phát hiện các bệnh lý vùng tiểu khung.
  • Siêu âm đầu dò âm đạo: Được áp dụng cho các trường hợp phụ nữ đã quan hệ tình dục, mang thai giai đoạn đầu hoặc mang thai ngoài tử cung. Phương pháp này có thể đánh giá được các khối u, đánh giá nguồn gốc của các khối u, kiểm tra tim thai trong… Ngoài ra, siêu âm đầu dò âm đạo còn có thể kiểm tra tình trạng ứ mủ, ứ nước của vòi trứng và xác định thời gian rụng trứng...

Cần siêu âm đầu dò khi nào?

Siêu âm đầu dò khi xuất hiện dấu hiệu bất thường

Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu, triệu chứng bất thường sau đây thì người bệnh nên đi khám bệnh:

  • Đau vùng xương chậu, quanh âm đạo.
  • Chảy máu âm đạo không phải chu kỳ kinh nguyệt và chưa rõ nguyên nhân.
  • Rối loạn kinh nguyệt, vô kinh quá 3 tháng.
  • Kinh nguyệt có màu sắc bất thường, khí hư.
  • Kiểm tra u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung.
  • Kiểm tra vòng tránh thai, xác nhận vòng tránh thai được đặt đúng vị trí.
  • Đánh giá các vấn đề của vùng xương chậu. 
Có được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không? 1 Nên đi khám phụ khoa khi đau vùng quanh âm đạo

Khám phụ khoa định kỳ

Chị em phụ nữ nên thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ, nhất là thời kỳ sinh sản. Trong những lần khám này, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm đầu dò để đánh giá tổng quát, chi tiết hơn về cơ quan sinh dục và nguy cơ của một số bệnh phụ khoa.

Siêu âm đầu dò có thể phát hiện ra các vấn đề sau:

  • Mang thai ngoài tử cung (thai làm tổ ở ngoài tử cung, có thể là vòi dẫn trứng hoặc ổ bụng).
  • Phát hiện và đánh giá các khối u: U nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung.
  • Đánh giá độ dày niêm mạc tử cung.
  • Đo kích thước trứng nhằm xác định thời điểm rụng trứng, phục vụ cho thụ tinh nhân tạo.
  • Phát hiện các vị trí tắc của tử cung, vòi dẫn trứng trong trường hợp vô sinh.
  • Ngoài ra khi chỉ định siêu âm đầu dò trực tràng còn có thể đánh giá đồng thời các bệnh lý vùng tiểu khung, trực tràng…

Khám thai

Đối với thai phụ trong giai đoạn đầu, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm đầu dò qua âm đạo để:

  • Xác nhận có thai.
  • Theo dõi nhịp tim của thai nhi ở từ 6 - 8 tuần tuổi và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của tim thai, tim bẩm sinh.
  • Theo dõi tình trạng của nhau thai.
  • Xác định nguyên nhân nếu có chảy máu bất thường.
  • Sàng lọc nguy cơ sẩy thai, đẻ non ngay cả trong trường hợp không có dấu hiệu bất thường.
Có được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không? 2 Siêu âm đầu dò cho phụ nữ mang thai giai đoạn đầu

Với những phụ nữ mới mang thai, đây là quy trình rất cần thiết giúp nhận biết có thai trong giai đoạn đầu, khi phôi thai rất nhỏ và không hiển thị trên hình ảnh siêu âm thành bụng.

Trong trường hợp thai nhi đã lớn, đầu thai nhi quay xuống dưới ngăn chặn sóng âm có thể nghi ngờ nhau tiền đạo, từ đó bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò nhằm xác định vị trí bánh nhau.

Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò

Trước khi thực hiện siêu âm đầu dò, người bệnh không cần phải chuẩn bị quá nhiều. Nên đi vệ sinh trước khi thăm khám. Trong trường hợp phải làm căng bàng quang thì nên uống khoảng 800 - 1000ml nước trước siêu âm 30 phút đến 1 tiếng, tùy mục đích khám bệnh khác nhau của bác sĩ.

Các bước thực hiện siêu âm đầu dò như sau:

  • Bước 1: Người bệnh được yêu cầu mặc váy và cởi quần để tiện cho thăm khám.
  • Bước 2: Người bệnh nằm lên bàn siêu âm với tư thế sản khoa hoặc gác 2 chân lên giá đỡ. Để bệnh nhân được thoải mái và quá trình siêu âm thuận lợi, có thể kê một chiếc gối nhỏ ở phần hông.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành đưa đầu dò đã bọc bao cao su và bôi gel vào khoảng 5 - 7cm trong âm đạo. Trong những trường hợp khó, bác sĩ có thể truyền nước muối (SIS) vào lòng tử cung giúp tạo hình ảnh rõ nét hơn. Tuy nhiên thủ thuật này không thực hiện trên phụ nữ đang có thai hoặc gặp tình trạng nhiễm trùng.
  • Bước 4: Đầu dò phát sóng siêu âm sau đó thu lại tín hiệu. Tín hiệu này được mã hóa và truyền ảnh trực tiếp các cơ quan vùng chậu lên máy tính hiển thị. Trong quá trình tiến hành, có thể di chuyển xoay nhẹ đầu dò để thu được hình ảnh tổng thể và đầy đủ. Nhờ những hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định được hầu hết các vấn đề sức khỏe phụ khoa từ đó đưa ra các biện pháp chữa trị kịp thời. 
Có được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không? 3 Quá trình siêu âm đầu dò diễn ra nhanh chóng

Siêu âm đầu dò có đau không?

Khi đầu dò đưa vào âm đạo, một số bệnh nhân có thể cảm thấy hơi áp lực hoặc khó chịu. Tuy nhiên thủ thuật này không quá lâu và sự khó chịu sẽ biến mất sau khi kết thúc. Nên chuẩn bị tâm trạng thoải mái để quá trình thực hiện được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng.

Siêu âm đầu dò được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao nên thường rất an toàn. Với thai phụ, khi siêu âm bác sĩ sẽ di chuyển đầu dò quanh âm đạo mà không chạm vào cổ tử cung nên không ảnh hưởng đến thai nhi và cũng không gây ảnh hưởng tới tử cung và cổ tử cung.

Có được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không?

Một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là: Có được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không? Câu trả lời là không. Nếu người bệnh khi đi khám bệnh trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ được bác sĩ hẹn lại lịch khám khi hết kỳ kinh hoặc chỉ định các kỹ thuật khác nếu cần thiết. 

Nguyên nhân là do các dịch của kinh nguyệt sẽ làm nhiễu các kết quả siêu âm. Bác sĩ không thể chẩn đoán chính xác được tình trạng người bệnh và có thể đưa ra chẩn đoán sai. Hơn nữa, việc thực hiện kỹ thuật này khi đang trong kỳ kinh có thể gây nhiễm trùng hoặc kích thích niêm mạc tử cung âm đạo. 

Có được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không? 4 Có được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không? Câu trả lời là không

Ngoài ra, trường hợp người bệnh đang gặp phải các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cũng không được chỉ định làm biện pháp này. Do đó, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn siêu âm đầu dò để tránh mất thời gian.

Như vậy bài viết trên đây là giúp chị em phụ nữ trả lời được các vấn đề của siêu âm đầu dò cũng như câu hỏi có được siêu âm đầu dò khi có kinh nguyệt không. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức về phụ khoa và lựa chọn được phương pháp thăm khám phù hợp. Chúc bạn luôn vui vẻ và đừng quên theo dõi các bài viết của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin