Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh hay không?

Ngày 18/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cắt bao quy đầu là dạng phẫu thuật cắt bỏ phần da bao phủ đầu dương vật, gọi là bao quy đầu. Cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là chỉ định không bắt buộc cho trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ. Vậy có nên cắt bao quy đầu cho trẻ hay không và độ tuổi nào là phù hợp để trẻ cắt bao quy đầu?

Hầu hết các bé trai đều gặp phải tình trạng bao quy đầu dài và hẹp, khi đến tuổi trưởng thành thì bao quy đầu sẽ tự tụt xuống để lộ quy đầu. Nhưng trong một số trường hợp, bao quy đầu không thể tự rút lại được và thậm chí các bé trai có thể xuất hiện các triệu chứng khiến cha mẹ lo lắng.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là gì?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng bao quy đầu trên dương vật bị dính, thắt chặt và không thể kéo xuống được hoặc còn được định nghĩa là tình trạng bao quy đầu của dương vật không thể tuột ra khỏi quy đầu. Đây là một tình trạng dễ gặp ở các bé trai với ước tình khoảng 96% trẻ sinh ra sẽ bị hẹp bao quy đầu.

co-nen-cat-bao-quy-dau-cho-tre-so-sinh-hay-khong 1.jpg
Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là gì? Độ tuổi nào trẻ có thể thực hiện cắt bao quy đầu?

Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ em được phân thành hai loại như sau:

Hẹp bao quy đầu sinh lý

Chiếm phần lớn các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do sự bám dính tự nhiên của bao quy đầu và quy đầu để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu của em bé khi chào đời. Khi trẻ lớn lên, khả năng mắc bệnh hẹp bao quy đầu giảm dần và bao quy đầu dần tuột ra khỏi quy đầu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bao quy đầu của trẻ 16 tuổi bị dính và không thể tuột ra, trường hợp này chỉ chiếm khoảng 1%.

Hẹp bao quy đầu do bệnh lý

Hẹp bao quy đầu do bệnh lý chỉ chiếm dưới 16% ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do sẹo xơ sau khi bị viêm nhiễm khiến bao quy đầu của trẻ dính vào. Các phương pháp điều trị nội khoa không thể áp dụng trong các trưởng hợp hẹp bao quy đầu do bệnh lý này được.

Trẻ sẽ được thực hiện cắt bao quy đầu khi nào?

Cắt bao quy đầu đối với trẻ sơ sinh sẽ được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:

  • Hẹp bao quy đầu do bệnh lý.
  • Viêm da quy đầu nặng, viêm da quy đầu tái phát hoặc bị điều trị thất bại.
  • Bao quy đầu bị tắc và không thể tuột lên được.
  • Hẹp bao quy đầu dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu tái phát.

Trẻ chỉ được cắt bao quy đầu khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và có sức khỏe tốt. Hầu hết trẻ lớn hơn khoảng từ 3 tuổi trở lên có da quy đầu bị xơ hoặc quá khít mà không áp dụng được biện pháp nong bao quy đầu thì sẽ được bác sĩ chỉ định cắt bao quy đầu.

co-nen-cat-bao-quy-dau-cho-tre-so-sinh-hay-khong 2.jpg
Trẻ chỉ được cắt bao quy đầu khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và có sức khỏe tốt

Dịch ẩm là chất dịch giữa quy đầu và bao quy đầu có tác dụng bóc tách tự nhiên giúp bao quy đầu kéo tuột lên được. Trong dịch ẩm, các tế bào biểu mô của bao quy đầu bong tróc ra và tích thành những mảng trắng chứa tế bào chết, dễ dàng được làm sạch sau khi kéo bao quy đầu ra. Vì vậy, khi chúng ta cắt bao quy đầu thì chất này dễ dàng bị rửa sạch nên không gây viêm nhiễm hay tạo mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, trẻ cắt bao quy đầu ít có khả năng bị nhiễm trùng đường tiểu hơn trẻ không cắt bao quy đầu và phương pháp này cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư dương vật ở nam giới. Một số nghiên cứu còn cho thấy cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ làm giảm khả năng nhiễm HIV, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh liên quan đến sức khỏe tình dục khác.

Độ tuổi nào trẻ có thể thực hiện cắt bao quy đầu?

Nói chung, hầu hết trẻ em đều mắc triệu chứng hẹp bao quy đầu và cha mẹ cần biết nguyên nhân chính xác để hỗ trợ con mình tốt nhất vì cũng có những trường hợp mà cha mẹ có thể giúp con điều trị tại nhà. Nếu trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu thì cha mẹ có thể dùng tay kéo căng bao quy đầu cho trẻ mỗi ngày. Phương pháp này sẽ không gây tổn hại cho trẻ hay gây ra vấn đề tâm lý nhưng đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn và khiến cho trẻ hợp tác tốt.

Các chuyên gia cho rằng trẻ sơ sinh không nên cắt bao quy đầu và trẻ em dưới 4 tuổi không nên nong bao quy đầu bằng tay vì có thể gây dính và sẹo xơ. Ở độ tuổi này, bộ phận sinh dục của bé trai vẫn còn non nớt, dễ bị tổn thương và các bé sẽ có rất nhiều cơ hội để bao quy đầu tự lột ra khi lớn lên. Đối với trẻ trên 10 tuổi có thể thực hiện cắt bao quy đầu nếu bao quy đầu của trẻ quá dài hoặc hẹp và bị viêm nhiễm.

co-nen-cat-bao-quy-dau-cho-tre-so-sinh-hay-khong 3.jpg
Đối với trẻ trên 10 tuổi có thể thực hiện cắt bao quy đầu

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu

Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh hẹp bao quy đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra xem có bệnh lý gì không rồi thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp. Việc cắt bao quy đầu ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ hẹp bao quy đầu và quan trọng nhất là cần có sự đồng ý của gia đình trẻ mới có thể tiến hành.

Dưới đây là một vài cách chăm sóc trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo:

  • Dịch ẩm phải được làm sạch khỏi dương vật bằng xà phòng dịu nhẹ và nước.
  • Thay tã cho bé thường xuyên vì nước tiểu và phân để lâu trong tã sẽ dễ gây nhiễm trùng.
  • Chú ý tình trạng dương vật sưng tấy đỏ lâu ngày, tiết ra chất lỏng đục bất thường, đóng vảy trên bề mặt dương vật để đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.
  • Sau khi cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh sẽ có một miếng băng sáp trên đầu dương vật, rất dễ rơi ra khi bé đi vệ sinh nên bạn cần chú ý điều này để vết thương nhanh lành hơn.

Trên đây là lời giải đáp của cho vấn đề có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh hay không. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc để trẻ có thể phát triển toàn diện nhất.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm