Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều phụ huynh tin rằng việc áp dụng phương pháp để mặc cho trẻ sơ sinh khóc chán rồi tự ngủ sẽ giúp trẻ trở nên ngoan ngoãn, biết nghe lời và tự lập hơn. Vậy điều này có đúng không, có nên để trẻ khóc tự ngủ, phương pháp này có lợi cho trẻ không?
Gần đây, phương pháp "Để bé khóc" hay còn gọi là “Cry-it-out” là phương pháp tập cho bé tự ngủ đang được các bậc phụ huynh quan tâm. Phương pháp này do bác sĩ nhi Richard Ferber giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách “Giải quyết các vấn đề giấc ngủ của trẻ em” vào năm 1985. Vậy, tác dụng của phương pháp này là gì? Có nên để trẻ khóc tự ngủ không? Hãy tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết sau.
Mục tiêu của các phương pháp luyện cho trẻ tự ngủ không phải để trẻ ngủ cả đêm mà không cần bú hay không thức giấc vào ban đêm mà đơn giản là để dạy trẻ tự ngủ, ngoài vòng tay của mẹ.
Những lợi ích khi tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ gồm:
Trong các phương pháp tập cho trẻ tự ngủ, có một phương pháp gọi là “Cry-it-out” hay còn gọi là “Để bé khóc”, nghĩa là để trẻ khóc rồi tự ngủ.
Nếu bạn thắc mắc có nên để trẻ khóc tự ngủ hay không thì câu trả lời là không nên vì phương pháp này sẽ mang đến những tác hại cho trẻ nhỏ như sau:
Phương pháp dạy cho trẻ tự khóc tự ngủ làm cho trẻ hiểu rằng mẹ sẽ không phản ứng khi trẻ khóc. Từ đó đứa trẻ sẽ không mong ngóng mẹ nữa, thay vào đó trẻ sẽ tự bảo tồn năng lượng, ngừng khóc lóc vì điều này không đem đến kết quả gì, sau đó dẫn đến hệ quả xuất hiện giấc ngủ.
Điều này khiến các bà mẹ nghĩ rằng họ đã thành công trong việc rèn luyện giấc ngủ cho con, nhưng thực tế trẻ đang đáp lại tình huống bị bỏ rơi và cố gắng bảo tồn năng lượng để tồn tại. Quá trình này sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của trẻ.
Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương vì chưa được hoàn thiện. Sự căng thẳng và khó chịu rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não trẻ. Việc để trẻ tự khóc tự ngủ còn gây ra các chứng:
Áp lực lớn lên tim khiến nhịp tim nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy ba mẹ đừng vội vui mừng khi thấy con ngừng khóc và ngủ thiếp đi. Hành động đó của trẻ thể hiện sự cô lập - tuyệt vọng - phản kháng - cam chịu - từ bỏ.
Việc để một đứa trẻ sơ sinh khóc nhiều, tách con ra khỏi mẹ và không cho con bú mẹ vào ban đêm làm tăng cao nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Lưu ý rằng, tất cả các em bé đều học được cách tự ngủ lại vào ban đêm mà không cần mẹ “huấn luyện". Và chất lượng giấc ngủ mới là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ cân nhắc có nên để trẻ khóc tự ngủ không.
Về mặt sinh học, phương pháp để trẻ tự khóc tự ngủ thực sự không có ý nghĩa. Trong những tháng đầu tiên của trẻ sơ sinh, bộ não sẽ phát triển mạnh nhất, lưu giữ những ấn tượng đầu tiên của con về thế giới như con có được an toàn không, ba mẹ có phải là chỗ dựa cho con không, con có được yêu thương không.
Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng để con học những điều hay, mới lạ từ ba mẹ, đặc biệt là cách xử lý căng thẳng thần kinh. Bởi vậy thật sai lầm khi bạn để con đối mặt một mình vào ban đêm. Trẻ sẽ cảm thấy không được ba mẹ yêu thương và bị bỏ rơi.
Trẻ sơ sinh khóc để thu hút sự ý của ba mẹ khi bị tách ra ở một mình. Mẹ đáp lại tiếng khóc của con bằng cái ôm, sự vỗ về là hành vi bản năng của người mẹ. Chống lại hành vi bản năng làm cho tinh thần của cả mẹ và con đều căng thẳng.
Phương pháp để trẻ tự khóc tự ngủ còn có tác dụng tiêu cực đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Do sữa mẹ được sản sinh theo nhu cầu của trẻ. Nếu nhu cầu bú đêm của trẻ giảm bớt thì sữa mẹ cũng sẽ ít đi.
Những biểu hiện sinh lý của trẻ sơ sinh thường khá phức tạp. Có những đứa trẻ không quấy khóc nhưng nội tâm lại đang trải qua những cơn khủng hoảng tâm lý dữ dội.
Đây chính là lý do vì sao sự phản hồi và giao tiếp của ba mẹ lại giúp trẻ có được cảm giác an toàn, từ đó giúp trẻ có sự tự tin trong giao tiếp sau này.
Sau khi đã trả lời được vấn đề có nên để trẻ khóc tự ngủ hay không, chắc hẳn mẹ thắc mắc nên tập cho con tự ngủ như thế nào thì tốt. Để rèn luyện thói quen ngủ độc lập cho trẻ 3 - 4 tháng tuổi, mẹ có thể áp dụng 3 phương pháp sau đây:
Trẻ sơ sinh chưa phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa ngày và đêm nên trẻ hay thức giấc vào ban đêm nhưng lại ngủ suốt vào ban ngày. Để giúp trẻ tự điều chỉnh giấc ngủ vào ban đêm nhiều hơn ban ngày, mẹ làm theo những cách sau:
Tập cho trẻ các thói quen khi ngủ cũng làm tăng cảm giác buồn ngủ cho trẻ và giúp trẻ ngủ lại dễ dàng khi chợt tỉnh giấc vào ban đêm. Ví dụ, mẹ bế trẻ, vỗ về, hát ru cho trẻ ngủ. Tuy nhiên, lâu ngày trẻ sẽ hình thành thói quen chỉ chịu ngủ khi được bế và đung đưa, ngoài ra trẻ cũng khó ngủ lại được nếu không được bồng ru khi thức dậy vào ban đêm.
Do đó, mẹ nên bế lên đặt trẻ xuống giường khi trẻ buồn ngủ để trẻ tự ngủ. Cần áp dụng phương pháp này trong 3 - 4 tháng đầu đời của trẻ để giúp trẻ hình thành thói quen ngủ mà không cần mẹ vỗ về vào ban đêm.
Sau khi đã tập cho trẻ thói quen tự ngủ thuận lợi, hãy thực hiện theo trình tự lập lại mỗi ngày gồm cho trẻ ăn - chơi - cho ngủ. Một chu trình được thực hiện nhất quán sẽ giúp trẻ lập trình được giấc ngủ của mình.
Mẹ cần lưu ý những điều sau đây để giúp trẻ dễ ngủ vào ban đêm:
Tóm lại, nếu bạn đang phân vân có nên để trẻ khóc tự ngủ không thì tốt nhất là bạn không nên áp dụng vì có nhiều tác hại xảy ra cho trẻ. Hãy tìm những phương pháp tập cho trẻ tự ngủ khác an toàn và hiệu quả hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.