Long Châu

Có nên dùng Panadol làm thuốc giảm đau dạ dày?

Ngày 10/11/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi có dấu hiệu đau dạ dày, bạn không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau dạ dày chẳng hạn như Panadol. Bạn cần phải đi khám để tìm chính xác bệnh cũng như mức độ

Khi có dấu hiệu đau dạ dày, bạn không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau dạ dày chẳng hạn như Panadol. Bạn cần phải đi khám để tìm chính xác bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng.

1. Có nên dùng Panadol làm thuốc giảm đau dạ dày?

Panadol là loại thuốc có chứa thành phần paracetamol. Do đó, tác dụng chung của nó chỉ là giảm đau, hạ sốt, chống viêm và chỉ được dùng trong điều trị những cơn đau dạ dày nhẹ. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn chỉ có thể sử dụng nó như một cách chữa cháy cho những cơn đau đang hành hạ bạn.

Có nên dùng Panadol làm thuốc giảm đau dạ dày?

Dùng thuốc giảm đau dạ dày đúng đắn là cách duy nhất giúp bạn chữa khỏi bệnh mà không gặp thêm nhiều biến chứng

 

Thận trọng khi sử dụng:

-Panadol không được dùng cho bệnh nhân quá mẫn cảm với paracetamol, caffein hoặc bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.

-Không nên lạm dụng Panadol làm thuốc giảm đau dạ dày, vì có thể gây ra các tác dụng phụ khủng khiếp lên chức năng của gan: cơ thể khi có quá nhiều phân tử paracetamol sẽ khiến các tế bào gan nhanh chóng bị phá hủy. Đặc biệt, nếu dùng quá 2 – 3g/ngày, bệnh nhân có thể phải đi cấp cứu để giải độc paracetamol, thậm chí súc ruột.

Thuốc có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng trên da:

-Hội chứng hoại tử da bị nhiễm độc (viết tắt TEN).

-Hội chứng Stevens-Johnson (viết tắt SJS).

-Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (viết tắt AGEP).

-Hội chứng Lyell

Lưu ý: Bệnh nhân suy gan, suy thận phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Có nên dùng Panadol làm thuốc giảm đau dạ dày?

Dùng quá liều Panadol quá liều có thể mắc Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính

Trên thị trường, Panadol có rất nhiều loại nhưng công dụng chung đều chỉ dừng lại ở mức điều trị cảm cúm thông thường, giảm đau, hạ sốt… và chỉ dùng trong trường hợp cắt cơn đau dạ dày mang tính chất nhẹ. Do đó, nếu đau quặn từng cơn, tái phát nhiều lần, bạn nên đi khám bác sĩ để biết chính xác hướng điều trị và nên dùng thuốc giảm đau dạ dày nào nhé.

2. Nguyên tắc khi dùng thuốc giảm đau dạ dày

Cả paracetamol và các thuốc NSAID đều chỉ hiệu quả trong việc điều trị các cơn đau ở mức độ nhẹ đến vừa và hạ sốt. Đặc biệt là chỉ dùng một trong các loại thuốc này mà không dùng đồng thời nhiều loại thuốc giảm đau dạ dày cùng lúc.

Thuốc trị đau dạ dày cho từng mức độ

Bậc 1. Đau nhẹ

Dùng thuốc giảm đau không phải như paracetamol và thuốc chống viêm không phải loại steroid. Giảm đau dạ dày ở mức này bằng các loại thuốc giảm đau thông dụng như aspirin, paracetamol, ibuprofen…Nên lựa chọn sử dụng loại thuốc giảm đau dạ dày tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể với thành phần thuốc, chú ý chống chỉ định và tương tác thuốc.

Bậc 2. Đau vừa

Dùng paracetamol phối hợp với nhóm opioid yếu, như oxycodon hay codein, các thuốc chống viêm không chứa steroid, các loại thuốc giảm đau hỗ trợ khác. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau ở liều mạnh như dextropropoxyphen hoặc codein.

Có nên dùng Panadol làm thuốc giảm đau dạ dày?

Trường hợp đau vừa, bạn uống paracetamol phối hợp với nhóm opioid yếu theo chỉ định bác sĩ

Bậc 3. Đau nặng

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau dạ dày nhóm opioid mạnh hơn như morphin, hydromorphone và methadone. Có thể dùng phối hợp với thuốc chữa bệnh dạ dày chống viêm không chứa steroid. Các loại thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp đau nặng, do ung thư chấn thương và phải cần dùng đến morphin cùng những dẫn chất của nó.

Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau dạ dày

  • Để tránh những rối loạn chức năng tiêu hóa và giúp thuốc ở lại lâu trên cơ thể, bạn nên dùng khi vừa ăn no cùng với một cốc nước lọc.
  • Các loại thuốc liệt kê trên chỉ dùng để giảm đau dạ dày trong trường hợp cấp tính và dùng trong thời gian ngắn. Nếu đau dạ dày tái phát nhiều lần, thậm chí đau mãn tính, bệnh nhân cần đi khám xác định nguyên nhân và áp dụng phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Thanh Hoa

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm