Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chúc mừng bạn đã vượt qua quá trình điều trị ung thư, tuy nhiên sau điều trị ung thư sức khỏe cơ thể bị ảnh hưởng ít nhiều trong đó có khả năng mang thai ở phụ nữ.
Có con có thể là một quyết định khó khăn cho cả nam và nữ sau quá trình điều trị ung thư. Những cặp vợ chồng sau điều trị ung thư nên nhận tư vấn và lời khuyên của bác sĩ trước khi bắt đầu hành trình mang thai.
Thông thường, mang thai sau khi điều trị ung thư là an toàn cho cả mẹ và bé. Mang thai dường như không làm tăng nguy cơ ung thư tái phát. Tuy nhiên, một số trường hợp phụ nữ có thể được yêu cầu đợi vài năm trước khi cố gắng có con. Thời gian chờ đợi bao lâu phụ thuộc vào một số yếu tố:
Một số chuyên gia khuyên rằng phụ nữ không nên mang thai trong 6 tháng đầu sau khi kết thúc hóa trị. Vì sau quá trình điều trị ung thư có thể những trứng bị hư hỏng sẽ rời khỏi cơ thể trong vòng 6 tháng đầu tiên. Một số chuyên gia khác đề nghị đợi 2 đến 5 năm trước khi bạn muốn cố gắng có con. Điều này là do ung thư có thể có nhiều khả năng quay trở lại trong những năm đầu, và điều trị ung thư khi mang thai phức tạp hơn nhiều.
Phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến một thai kỳ trong tương lai theo nhiều cách:
Điều trị ung thư ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. Nam giới có thể cố gắng có con sau khi điều trị ung thư kết thúc. Không có quy định nào về việc nam giới nên đợi bao lâu sau khi điều trị, nhưng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra các chuyên gia thường khuyên bạn nên đợi từ 2 đến 5 năm. Do tinh trùng có thể bị tổn thương do hóa trị hoặc xạ trị. Những tinh trùng đó nên được thay thế trong 2 năm. Ngay cả khi một đứa trẻ được thụ thai ngay sau khi kết thúc điều trị, không có nghiên cứu nào cho thấy rằng nó sẽ có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhiều người bị ung thư lo lắng rằng con cái họ cũng có thể bị ung thư. Nghiên cứu cho thấy trẻ em của những người mắc bệnh ung thư và những người hoàn thành điều trị ung thư không có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các trẻ em khác ngoại trừ một số bệnh ung thư được truyền từ cha mẹ sang con thông qua gen. Nếu bạn có một trong những bệnh ung thư di truyền này, con có thể có nguy cơ cao hơn.
Các nghiên cứu cho thấy rằng mang thai dường như không làm cho ung thư tái phát. Tuy nhiên có một mối liên hệ giữa một số hormone tăng lên trong thai kỳ và sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nguy cơ ung thư tăng lên nếu người phụ nữ mang thai trong vòng 2 năm sau khi hoàn thành điều trị. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng nguy cơ tái phát ung thư vú thấp hơn sau lần mang thai tiếp theo.
Sau quá trình điều trị ung thư, phụ nữ mang thai có thể được yêu cầu dừng một số loại thuốc hỗ trợ hồi phục. Nhưng việc dừng các loại thuốc như tamoxifen hoặc imatinib (Gleevec) làm tăng nguy cơ ung thư quay trở lại. Vì vậy nếu có kế hoạch sinh con ngay sau điều trị ung thư bạn cần chấp nhận về mức độ rủi ro có thể xảy ta.
Một số phương pháp điều trị ung thư gây khó khăn hoặc gây vô sinh. Cả nam giới và nữ giới muốn có con nên nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe về khả năng vô sinh trước khi bắt đầu điều trị để bảo vệ khả năng sinh sản.
Cho dù bạn đã điều trị bằng cách nào, bạn nên đề cấp với bác sĩ về những rủi ro tiềm ẩn khi mang thai và sinh con. Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra một số cơ quan để đảm bảo thai kỳ của bạn được an toàn.
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.