Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tắm nắng là một trong những việc mẹ cần làm để chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh cụ thể như tăng sức đề kháng, chắc khoẻ xương, cải thiện tâm trạng của bé. Tuy nhiên một số việc ba mẹ cần lưu ý và tránh thực hiện để việc tắm nắng trở nên không có ích lợi.
Nếu ba mẹ biết cách tắm nắng khoa học cho bé thì ánh nắng mặt trời sẽ là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất cho trẻ. Ngược lại nếu tắm nắng sai cách sẽ dẫn đến những tác hại không mong muốn. Một thắc mắc của nhiều bà mẹ về việc có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính không?
Nhiều mẹ lo ngại khi đưa trẻ sơ sinh ra ngoài trời tắm nắng vì bụi bẩn và gió. Nên quyết định cho trẻ phơi nắng qua cửa kính. Tuy nhiên, không phải những tia nắng cho lợi có thể xuyên qua cửa kính mặc dù mẹ vẫn cảm nhận được nhiệt độ nóng.
Trong ánh nắng có 3 loại tia UV gồm tia UVA, UVB và UVC. Tia UVC có nguy cơ gây hại cho da cao nhất nhưng hầu như bị tầng ozon hấp thụ. Tia UVA có thể xuyên qua, quần áo, cửa kính nên đây là nguyên nhân gây hại cho da và cũng không ảnh hưởng đến việc kích thích vitamin D3 trong da. Chỉ có tia UVB mới có tác dụng giúp tổng hợp vitamin D nhưng tia UVB không thể xuyên qua quần áo, kính,...
Như vậy đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính không?”. Nếu để tổng hợp vitamin D cho trẻ thì không thể tắm nắng qua cửa kính. Bởi tia UVB không thể xuyên qua cửa kính nên không thể cung cấp vitamin D cho trẻ được. Trong khi đó, tia UVA gây tại cho da có thể xuyên qua cửa kính và làm da trẻ tổn thương.
Nếu mẹ lo ngại về vấn đề môi trường hay với những bé sinh thiếu tháng, mẹ có thể bế trẻ ngồi khuất gió, gần cửa sổ có ánh nắng chiếu vào.
Tắm nắng mang lại lợi ích cho trẻ nhưng ba mẹ phải biết cách tắm nắng đúng cho bé thì mới đạt hiệu quả tối ưu.
Thời điểm tắm nắng thích hợp
Từ 7 - 10 ngày sau khi sinh, trẻ có thể bắt đầu phơi nắng để trẻ làm quen với ánh sáng xung quanh và tổng hợp các vitamin cần thiết. Vào mùa hè, ánh nắng sẽ rất mạnh do đó hãy tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm từ 6 - 7 giờ sáng. Vào mùa thu hoặc mùa đông, trời sẽ ít nắng và lạnh hơn nên thời gian tắm tùy thuộc vào lượng nắng, để bé không cảm lạnh.
Trong khi tắm nắng
Những ngày nắng ấm mẹ có thể cởi bớt quần áo cho bé để tia nắng tiếp xúc trực tiếp với da nhưng phải che kín đầu, mắt và bộ phận sinh dục của bé. Nếu trời lạnh, không nên cởi hết quần áo trẻ, nên tắm nắng cho bé theo từng bộ phận.
Thời gian mỗi lần tắm nắng
Khi mới bắt đầu tắm nắng, chỉ nên tắm nắng 5 phút, sau đó tăng dần thời gian khi bé quen hơn, nhưng thời gian tối đa không quá 20 phút mỗi lần.
Một số lưu ý khác khi tắm nắng cho trẻ
Mẹ nên chọn nơi tắm nắng cho bé yên tĩnh, ránh khói bụi. Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu bé vì có nguy cơ ảnh hưởng đến não bộ.
Trong khi bé tắm nắng, mẹ hãy trò chuyện để bé cảm thấy thoải mái.
Tuỳ từng vùng miền mà lượng nắng khác nhau, những vùng nhiều nắng thì thời gian tắm nắng cho bé ít hơn. Sau khi tắm nắng, nên cho trẻ bú sữa mẹ để bù lại lượng nước mất qua mồ hôi hoặc có thể vừa bú vừa tắm nắng.
Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ hoặc các dấu hiệu bất thường sau khi tắm nắng. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để biết trẻ đang gặp vấn đề gì để có cách điều trị phù hợp.
Nếu mẹ cho rằng các bộ phận của bé càng được tiếp xúc nhiều ánh nắng càng tốt thì hoàn toàn sai lầm. Một số bộ phận của trẻ không nên tiếp xúc ánh nắng như đầu. Vì trẻ mới sinh phần vỏ não còn mềm, chưa hoàn thiện nên ánh nắng chiếu vào trong thời gian dài gây tổn thương não, co giật.
Trong giai đoạn chuyển mùa, mẹ không nên cho trẻ tắm nắng. Vì lúc này là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi kết hợp với nhiệt độ bất thường khiến trẻ không thích nghi được, dễ mắc bệnh hô hấp, dị ứng,...
Với trẻ sơ sinh, giác mạc yếu, lông mi mỏng không có khả năng bảo vệ mắt khỏi ánh nắng. Vì vậy, không che mắt sẽ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ về sau.
Không phải tắm nắng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày đều có lợi cho sức khoẻ. Ngược lại tắm nắng cho bé vào lúc nắng gắt có thể gây bỏng da, nếu thực hiện lâu dài có thể bị ung thư da.
Tóm lại, không tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính, vì nó không giúp trẻ hấp thụ được lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Vì vậy cha mẹ cần chú ý tắm nắng đúng cách để giúp trẻ khỏe mạnh và hạn chế tác động có hại của tia UV.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.