Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Có thai bao lâu thì buồn nôn? Cách giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả?

Ngày 18/02/2024
Kích thước chữ

Có thai bao lâu thì buồn nôn? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều thai phụ khi gặp phải tình trạng khó chịu này. Buồn nôn thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ và phần lớn chị em phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng này trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhưng cũng có thể xuất hiện sớm hơn. Cụ thể ra sao, mời bạn cùng tham khảo bài viết sau.

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi mang thai, gây khó chịu, khó ăn uống cho mẹ bầu và ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các trường hợp nghiêm trọng của tình trạng này có thể gây mất nước, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Trong bài viết này, nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi có thai bao lâu thì buồn nôn, triệu chứng của nó và cách giải quyết hiệu quả.

Buồn nôn do mang thai sẽ biểu hiện ra sao?

Trước khi tìm ra câu trả lời “Có thai bao lâu thì buồn nôn?” thì chúng ta cần tìm hiểu qua triệu chứng buồn nôn do mang thai sẽ biểu hiện ra sao.

Triệu chứng của buồn nôn do mang thai

Khi mang thai các chị em phụ nữ hay gặp nhất tình trạng buồn nôn và nôn liên tục là một trong những triệu chứng được gọi là “ốm nghén”. Thông thường mẹ bầu sẽ cảm giác buồn nôn mãnh liệt nhất là khi thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, cơn buồn nôn cũng sẽ xuất hiện khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc âm thanh kích thích ở nơi đông người. Đặc biệt, triệu chứng nôn sẽ dễ xảy ra hơn khi tiếp xúc với mùi của thức ăn nhất là mùi cá sống, thịt sống,...

Cảm giác buồn nôn và nôn mửa quá mức sẽ khiến thai phụ không dung nạp thức ăn, ăn uống khó khăn khiến hầu hết phụ nữ mang thai đều nhẹ cân hơn so với trước khi mang thai. Ngoài ra, tình trạng buồn nôn còn có nguy cơ bị mất nước do nôn quá nhiều, mất cân bằng điện giải từ trung bình đến nặng. Cảm giác buồn nôn và nôn mửa khiến mẹ bầu cũng có thể cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, khó ngủ thậm chí là mất ngủ.

Có thai bao lâu thì buồn nôn? Cách giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả? 1
Cảm giác buồn nôn và nôn mửa kéo dài có thể khiến thai phụ cảm thấy nhức đầu

Phân loại buồn nôn khi mang thai

Buồn nôn khi mang thai có thể được chia thành hai loại tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng:

  • Buồn nôn nhẹ: Khoảng 80% phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng thai kỳ này. Triệu chứng buồn nôn nhẹ chỉ xảy ra với tần suất ít hơn và không kéo dài lâu trong ngày. Tuy nhiên, khi mang thai, mẹ bầu liên tục cảm thấy mệt mỏi vì nôn mửa. Mặc dù, tình trạng nôn mửa chỉ xảy ra vừa phải nên thức ăn vẫn còn trong dạ dày. Vì vậy, mẹ bầu không bị sụt cân và sau khoảng 12-20 tuần, thậm chí sớm hơn, triệu chứng nôn mửa cũng giảm dần.
  • Buồn nôn nặng: Khoảng 1-1,5% phụ nữ mang thai bị buồn nôn nặng tức là tình trạng buồn nôn kéo dài hàng giờ và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Trong giai đoạn này, mẹ bầu thường nôn mửa đến mức thức ăn trong dạ dày bị tống hết ra ngoài. Đồng thời, thai phụ sẽ sụt cân từ 2 đến 10 kg do chán ăn, không ăn uống được và thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt vì cơ thể suy nhược.

Nếu tình trạng nôn mửa tiếp tục và không thể kiểm soát được, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để thăm khám tình trạng thai kỳ. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu mất nước và xem có vấn đề về đường tiêu hóa hay không. Vì rất có thể nó là nguyên nhân gây buồn nôn.

Có thai bao lâu thì buồn nôn? Cách giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả? 2
Nếu tình trạng buồn nôn trở nặng hãy đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân

Có thai bao lâu thì buồn nôn?

Đa số chị em phụ nữ khi mang thai sẽ thường hay thắc mắc “Liệu có thai bao lâu thì buồn nôn?” Để chuẩn bị tâm lý cũng như lên kế hoạch đảm bảo sức khỏe trong thời gian này. Câu trả lời là: Buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là triệu chứng liên quan đến cảm giác buồn nôn, nôn mửa khi mang thai và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Thời điểm cảm thấy buồn nôn và nôn mửa ở phụ nữ mang thai rất khác nhau. 

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê cho thấy khi mang thai, có khoảng 70% phụ nữ gặp phải triệu chứng buồn nôn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 16. Khoảng 10% phụ nữ tiếp tục có các triệu chứng sau 20 tuần cho đến khi sinh con. Ở những người nhạy cảm, tình trạng nôn mửa thường xảy ra sớm và rất nặng, khó kiểm soát. Cảm giác buồn nôn và nôn liên tục ở thai phụ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác khó kiểm soát hơn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ khi mang thai gặp tình trạng buồn nôn nặng nên điều trị sớm để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Có thai bao lâu thì buồn nôn? Cách giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả? 3
Có thai bao lâu thì buồn nôn là thắc mắc của nhiều người

Một số cách giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả

Phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 4 sẽ cảm giác buồn nôn hay nôn mửa, bất kể các mức độ buồn nôn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Để giảm triệu chứng buồn nôn, nôn mửa hãy tránh tiếp xúc với các thực phẩm có mùi tanh khó chịu như cá sống và thịt sống.
  • Uống nước thường xuyên hơn vì nôn mửa thường xuyên có thể làm thai phụ mất nước. Chú ý khi uống nước, chỉ nên uống từng ngụm, hạn chế uống một lượng lớn và uống giữa các bữa ăn để tránh cảm giác buồn nôn.
  • Chia nhỏ thức ăn cho dễ tiêu hóa và ăn nhiều bữa trong ngày hơn. Tuyệt đối không được để bụng đói. Bởi vì, nếu để dạ dày trống có thể gây buồn nôn hơn. Vào thời điểm này, khuyến khích các mẹ bầu có thể ăn một lượng nhỏ thực phẩm có nhiều chất xơ, ít carbohydrate và ít chất béo, chẳng hạn như bánh mì.
  • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi nhiều hơn có thể giúp giảm mệt mỏi đồng thời tránh căng thẳng, lo lắng có thể tác động tiêu cực đến thai nhi.
  • Bấm huyệt, châm cứu và xoa bóp cũng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn.
  • Nếu mẹ bầu buồn nôn nặng, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc kháng histamin để kiểm soát tình trạng nôn mửa tốt hơn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên có thể giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, cải thiện tâm trạng, giảm tình trạng buồn nôn. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bài tập như đi bộ, yoga (các động tác chọn lọc),... Tránh các hoạt động vận động mạnh, vất vả và nguy hiểm.
Có thai bao lâu thì buồn nôn? Cách giảm triệu chứng buồn nôn hiệu quả? 4
Thai phụ có thể lựa chọn tập yoga (các động tác chọn lọc) để giảm triệu chứng buồn nôn khi mang thai

Tuy nhiên, đừng vì cảm giác buồn nôn, khó chịu mà bỏ qua việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi, cần ưu tiên các thực phẩm giàu đạm, đặc biệt là các thực phẩm như thịt, trứng, sữa. Đặc biệt lưu ý, khi biết được thông tin có thai bao lâu thì buồn nôn rồi thì mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng và áp lực, khiến tình trạng nôn mửa sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, các bà mẹ tương lai nên duy trì tâm trạng thoải mái, lạc quan, tránh những suy nghĩ, lo lắng tiêu cực. Trong giai đoạn này, thai phụ cần có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và làm bất cứ điều gì mình thích.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp các mẹ bầu giải đáp được các thắc mắc có thai bao lâu thì buồn nôn cũng như buồn nôn do mang thai sẽ có triệu chứng gì và cách khắc phục buồn nôn hiệu quả. Tóm lại, trong 3 tháng đầu của thai kỳ thai phụ sẽ có triệu chứng buồn nôn, điều quan trọng nhất là phải có chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi đầy đủ và vận động hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Mang thai 6 tuần không nghén có bình thường không?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm