Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể con người vận hành và duy trì sự sống. Trong sinh hoạt hàng ngày, từ những động tác nhỏ cho đến các hoạt động thể chất cường độ cao, năng lượng luôn là yếu tố cần thiết. Vậy cơ thể lấy năng lượng từ đâu?
Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá nguồn gốc năng lượng mà cơ thể chúng ta sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn để nhận biết tầm quan trọng của việc cung cấp năng lượng đúng cách cho cơ thể bạn nhé!
Cơ thể cần năng lượng để tái tạo các mô cơ thể, duy trì nhiệt độ cơ thể, phát triển và cho các hoạt động khác, cụ thể:
Thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên và đa dạng, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Theo nghiên cứu, protein, carbohydrate và chất béo là những chất dinh dưỡng chính tạo ra năng lượng. Quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng này diễn ra trong đường tiêu hóa, sau đó các tế bào đóng vai trò chuyển đổi năng lượng hóa học từ thức ăn thành các dạng glucose (từ carbohydrate), axit béo (từ lipid) và axit amin (từ protein) sử dụng cho cơ thể.
Trong số đó, glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, có thể được sử dụng ngay lập tức hoặc lưu trữ dưới dạng glycogen trong gan và cơ bắp để sử dụng khi cần thiết. Năng lượng được đưa vào cơ thể từ thực phẩm có thể được tính như sau: 1g carbohydrate tạo ra 4kcal, 1g protein tạo ra 4kcal và 1g chất béo tạo ra 9kcal.
Bạn có thể xác định tổng năng lượng của một loại thực phẩm bằng cách đốt cháy nó và đo lượng nhiệt phát ra. Các thực phẩm có ít calo hơn mỗi gam, như rau, trái cây, súp ít chất béo, thực phẩm giàu chất xơ và protein nạc, thường có mật độ năng lượng thấp. Ngược lại, những thực phẩm chứa nhiều chất béo và ít nước, chẳng hạn như bánh ngọt, socola, bánh quy, đồ ăn nhẹ chiên hoặc dầu, thường có mật độ năng lượng cao hơn.
Để kiểm soát năng lượng (hàm lượng calo) tổng thể, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm cả thực phẩm ít calo (hoặc có mật độ năng lượng thấp) và thực phẩm chứa nhiều calo (hoặc có mật độ năng lượng cao). Một số thực phẩm có mật độ năng lượng cao, như pho mát, cá béo, các loại hạt hoặc quả bơ, cung cấp các chất béo lành mạnh và dưỡng chất quan trọng.
Biết được cơ thể lấy năng lượng từ đâu, vậy cơ thể chúng ta có cơ chế cân bằng như thế nào? Việc hiểu rõ cơ chế cân bằng năng lượng trong cơ thể giúp chúng ta dễ dàng điều chỉnh cân nặng hợp lý.
Quá trình duy trì cân nặng là kết quả của sự cân bằng giữa lượng thức ăn nạp vào, quá trình chuyển hóa cơ bản và năng lượng tiêu hao. Bất kỳ sự mất cân bằng nào trong hệ thống này có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Công thức như sau: Năng lượng đưa vào (từ thực phẩm) = Năng lượng tiêu hao + Năng lượng dự trữ (trong cơ thể).
Nếu tổng lượng năng lượng dự trữ trong cơ thể (chẳng hạn như chất béo, protein, glycogen) không thay đổi, thì năng lượng dự trữ sẽ bằng 0. Trong trường hợp này, năng lượng tiêu hao sẽ bằng năng lượng nạp vào thông qua thức ăn và cơ thể ở trạng thái cân bằng năng lượng.
Nếu năng lượng đưa vào không cân bằng với năng lượng tiêu hao, sẽ xảy ra sự thay đổi trong cơ thể. Nếu cân bằng năng lượng là âm, cơ thể sẽ sử dụng năng lượng dự trữ (chất béo, protein, glycogen), trong khi nếu cân bằng là dương, cơ thể sẽ tích lũy thêm năng lượng dự trữ, chủ yếu là mỡ. Điều này có nghĩa là khi lượng năng lượng nạp vào cơ thể lớn hơn mức năng lượng tiêu thụ, cân nặng của bạn sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu bạn tiêu thụ ít năng lượng hơn từ chế độ ăn uống của mình so với mức năng lượng tiêu hao, cân nặng của bạn sẽ giảm xuống.
Bữa ăn cần đảm bảo cung cấp năng lượng đủ cho tất cả các thành viên trong gia đình, phù hợp với nhu cầu cá nhân dựa trên giới tính, độ tuổi, mức độ hoạt động và thể trạng.
Bữa ăn nên bao gồm các nhóm chất chính như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất.
Bữa ăn phải đảm bảo vệ sinh, nên chọn các nguồn thực phẩm đáng tin cậy, sơ chế kỹ lưỡng trước khi ăn. Nên lên kế hoạch bữa ăn dựa trên điều kiện tài chính của gia đình, chọn thực phẩm phù hợp để xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lý.
Hy vọng bài viết “Cơ thể lấy năng lượng từ đâu?” có thể giúp bạn có thêm thông tin về cách cơ thể chuyển hoá thức ăn thành năng lượng. Hiểu rõ cách cơ thể sử dụng năng lượng giúp chúng ta kiểm soát chế độ ăn uống và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.