Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều trường hợp mụn viêm, sưng tấy, nhân mụn rất lâu khô và không chịu trồi lên bề mặt da khiến bạn cảm thấy đau, mất thẩm mỹ trong thời gian dài. Tìm cách làm tiêu mụn nhanh chóng, làm khô cồi mụn và đẩy lên bề mặt da sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh này. Xem ngay cách làm khô và gom cồi mụn nhanh chóng, đơn giản tại nhà trong bài viết dưới đây.
Mụn viêm lâu lành do nhân mụn chưa gom cồi. Điều này gây khó chịu và mất thẩm mỹ trên da. Tìm cách đẩy nhanh quá trình gom cồi mụn sẽ giúp điều trị mụn tốt hơn. Vậy cồi mụn là gì? Cách gom cồi mụn hiệu quả thế nào?
Cồi mụn được hiểu là nhân mụn. Đây là chất dịch tiết màu trắng có trong mụn sau khi được lấy ra. Cồi mụn có nhiều dạng khác nhau, ví dụ như mụn đầu đen có cồi mụn màu trắng ngà, thể rắn. Đối với mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm thì cồi mụn dạng dịch lỏng như mủ hoặc có máu.
Thông thường, sau khi loại bỏ cồi mụn cũng là lúc nốt mụn bước vào giai đoạn hồi phục. Vì vậy, sau khi mụn được loại bỏ nhân, bạn sẽ thấy chúng từ từ xẹp xuống và biến mất.
Gom cồi mụn là quá trình làm cho chất dịch trong mụn dồn lại một chỗ và khô lại. Hiện tượng gom mụn thường gặp ở mụn viêm, mụn bọc và mụn mủ. Bên cạnh làm khô nhân mụn nhanh chóng thì gom cồi mụn còn ức chế hoạt động của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm da. Đồng thời, quá trình điều trị mụn được rút ngắn và hạn chế khả năng để lại sẹo mụn dẫn đến mất thẩm mỹ. Hay nói một cách đơn giản, gom cồi mụn là tác động lên mụn, giúp nhân mụn khô nhanh hơn từ đó quá trình điều trị mụn hiệu quả hơn.
Khi mụn viêm mới hình thành, việc giảm viêm sưng, làm khô nhân mụn nhanh chóng tại nhà không quá khó. Điều quan trọng là làm sạch da hàng ngày đúng cách. Làm sạch da là bước cần thiết để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, bã nhờn, bụi bẩn trên da.
Khi bị mụn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần hỗ trợ trị mụn để gom cồi mụn nhanh chóng.
Da nhờn là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây mụn phát triển. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp sẽ khiến bề mặt da bị khô và da tăng tiết dầu khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bên cạnh việc sử dụng sữa rửa mặt kiềm dầu cho da mụn, bạn cũng có thể giảm dầu thừa bằng việc sử dụng giấy thấm dầu hoặc đắp mặt nạ đất sét.
Nếu da tiết nhiều dầu vào buổi sáng, bạn có thể dùng ngay giấy thấm dầu và không chà xát quá mạnh vì dễ làm tổn thương mụn viêm. Sau đó xịt khoáng để bù nước cho da.
Đắp mặt nạ đất sét, bùn khoáng 2 lần/tuần (mỗi lần khoảng 10 - 15 phút) là một trong những cách loại bỏ bã nhờn, giảm sưng viêm mụn và gom cồi mụn nhanh chóng.
Khi tiến hành điều trị, thuốc bôi và thuốc uống trị mụn đóng vai trò giảm tiết bã nhờn trên da, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Ngoài ra còn thúc đẩy quá trình làm khô cồi mụn viêm, loại bỏ nhân mụn nhanh và hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng thâm mụn và tổn thương sâu trên da.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị mụn bằng thuốc thường có xu hướng giảm nhờn và làm khô nhân mụn nhanh khiến da bị khô. Vì vậy, nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Mặc dù thuốc trị mụn mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến mụn viêm nặng hơn. Dù là bôi hay uống cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Tùy tình trạng mụn ở mức độ nhẹ, trung bình hay nặng mà bác sĩ da liễu sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện mụn viêm hiệu quả. Nên tăng cường chất xơ từ rau củ quả, trái cây, uống nhiều nước, đồng thời cắt giảm lượng đường, chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng,... là cách giảm viêm mụn, làm chậm lão hóa da từ bên trong.
Ngoài ra, thay đổi một số thói quen để mụn không còn là vấn đề như ngủ đủ giấc, thể dục nhẹ nhàng, yoga, thiền,... Những điều này vừa giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch vừa làm sạch độc tố và phục hồi các mô bị tổn thương do mụn viêm.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn viêm nhiễm khiến mụn lây lan sang các vùng da xung quanh. Do đó, cần chăm sóc da cẩn thận bằng các sản phẩm dịu nhẹ, thao tác tay nhẹ nhàng.
Thói quen nặn mụn hay sờ tay vào mụn có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn trên tay tiếp xúc trực tiếp với mụn, gây viêm nhiễm, chai sần, mụn lây lan, để lại thâm mụn,... Đặc biệt với những mụn viêm sưng to, kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và đau, bạn nên đến bệnh viện da liễu để điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc trị mụn vì đây là thuốc cần kê đơn.
Các loại kem bôi trị mụn chứa corticoid sẽ đem đến nhiều tác hại trên da nếu không sử dụng đúng hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Không chỉ khiến da bị dị ứng, nổi mụn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dần làm tăng nguy cơ ung thư da.
Nhìn chung, vẫn chưa có công bố khoa học nào khẳng định việc trị mụn truyền miệng đem lại hiệu quả vì tình trạng mụn ở mỗi người là khác nhau. Do đó, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào trên da mặt, bạn cần cân nhắc kỹ để tránh những hậu quả không đáng có.
Mụn viêm dễ để lại sẹo trên da nhưng cũng nhanh khỏi nếu được điều trị sớm và đúng cách. Với mụn viêm mới hình thành nên chú ý làm sạch da, bôi thuốc trị mụn và bảo vệ da cẩn thận. Nếu trường hợp mụn viêm nặng nên đi bác sĩ da liễu khám càng sớm càng tốt để được tư vấn cách gom cồi mụn đúng và hiệu quả.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.